Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.
Theo Quyết định 2234, định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết việc làm. Xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ của quốc gia; đảm bảo đáp ứng từ 25-30% nhu cầu con giống thủy sản nước mặn, lợ của cả nước, trong đó có từ 50-60% có con giống thủy sản chất lượng cao. Phát triển giống thủy sản theo hướng đa dạng các đối tượng nuôi, trong đó tập trung sản xuất các đối tượng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ lớn như: tôm sú, tôm chân trắng, các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển có giá trị kinh tế, đảm bảo nhu cầu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Khôi phục lại các khu vực trồng rừng ngập mặn để cải thiện môi trường vùng nuôi.
Mục tiêu, phấn đấu đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.126 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 1.266 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 19.068 tấn, trong đó sản lượng tôm 9.019 tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.354 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 919 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 23.737 tấn, trong đó sản lượng tôm 11.575 tấn.
Sản xuất giống, đến năm 2015 sản lượng con giống được 17,2 tỷ con, gồm: 16,5 tỷ con tôm giống (11,5 tỷ tôm chân trắng và 5 tỷ tôm Sú); giáp xác khác 0,1 tỷ con; giống nhuyễn thể 0,5 tỷ con; giống loài cá biển 0,01 tỷ con; giống cá nước ngọt 0,1 tỷ con. Đến năm 2020, sản lượng con giống 21,2 tỷ con, gồm: 20 tỷ con tôm giống (14 tỷ tôm chân trắng và 6 tỷ tôm sú); giống các loài giáp xác khác 0,2 tỷ con; giống nhuyễn thể 0,7 tỷ con; giống loài cá biển 0,02 tỷ con; giống cá nước ngọt 0,28 tỷ con.
Đối với cơ sở sản xuất giống: Có 40% cơ sở giống đáp ứng tiêu chí Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), trong đó có 10% cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP).
Quy hoạch cũng nêu ra các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng, giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, khuyến ngư; giải pháp tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về vốn đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 15 đơn vị được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó, nhiều đơn vị đã sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường. Để biết rõ hơn về rau an toàn, chúng tôi tới Quảng Yên tìm hiểu quy trình sản xuất rau an toàn nơi đây.

Bước vào mùa hè, các loại trái cây, như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… bắt đầu cho thu hoạch. Do ảnh hưởng của thời tiết, mùa trái cây năm nay vào vụ trễ gần một tháng so với mọi năm, sản lượng lại giảm sút khiến nhà vườn lo lắng.

Huyện Phong Điền là một trong những địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tại TP Cần Thơ. Thời gian qua, huyện đã khuyến khích nông dân trồng các loại cây ăn trái ngon, đặc sản theo hướng “sạch” gắn với du lịch để tạo thuận lợi về đầu ra sản phẩm. Từ cách làm này, nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái tại huyện đã nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập.

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, hiện nay người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.