Phát triển vùng nguyên liệu mè

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Cây mè (vừng) - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp Mười”. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 60 đại biểu là nhà khoa học, khuyến nông địa phương, nông dân SX mè.
Nhiều ý kiến cho rằng, Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mè cả về đất đai, thời tiết khí hậu, bố trí cơ cấu mùa vụ. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã thể hiện được tính ưu việt của cây mè trên vùng đất xám.
Mè có nhiều triển vọng về thị trường, giá cả và tiêu thụ khá ổn định, trồng mè luôn có lời. Phát triển mè phù hợp với chủ trương của Bộ NN-PTNT và của địa phương, đặc biệt tỉnh Long An đã quy hoạch đến năm 2020 ổn định 15.000 ha mè.
Hội thảo cũng đề cập một số vấn đề cần ưu tiên giải quyết để “làm chất xúc tác” phát triển SX mè nhanh hơn, hiệu quả hơn. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu chọn giống mè mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Đẩy mạnh hơn chuyển giao để nông dân có điều kiện đầu tư thâm canh đẩy năng suất tới gần tiềm năng 1,2 - 1,4 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.

Thời gian qua, các ngành chức năng đã bàn thảo nhiều giải pháp vực dậy ngành công nghiệp cá tra. Song hiện tại doanh nghiệp và hàng loạt hộ nuôi vẫn gặp khó, bởi giá cá dưới chi phí giá thành, thị trường xuất khẩu biến động…

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.