Phát triển vùng nguyên liệu mè

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Cây mè (vừng) - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp Mười”. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 60 đại biểu là nhà khoa học, khuyến nông địa phương, nông dân SX mè.
Nhiều ý kiến cho rằng, Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mè cả về đất đai, thời tiết khí hậu, bố trí cơ cấu mùa vụ. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã thể hiện được tính ưu việt của cây mè trên vùng đất xám.
Mè có nhiều triển vọng về thị trường, giá cả và tiêu thụ khá ổn định, trồng mè luôn có lời. Phát triển mè phù hợp với chủ trương của Bộ NN-PTNT và của địa phương, đặc biệt tỉnh Long An đã quy hoạch đến năm 2020 ổn định 15.000 ha mè.
Hội thảo cũng đề cập một số vấn đề cần ưu tiên giải quyết để “làm chất xúc tác” phát triển SX mè nhanh hơn, hiệu quả hơn. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu chọn giống mè mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Đẩy mạnh hơn chuyển giao để nông dân có điều kiện đầu tư thâm canh đẩy năng suất tới gần tiềm năng 1,2 - 1,4 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều loại trái cây như mãng cầu ta, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh Sông Xoài, nhãn xuồng cơm vàng tại BR-VT được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, nhưng thị trường tiêu thụ của các loại trái cây này còn chưa ổn định.

Theo các cơ sở sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) tại các huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai), gần một tuần nay giá hạt tiêu đen tăng lên gần 240 ngàn đồng/kg, kéo theo giá hạt tiêu sọ tăng lên gần 400 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.
Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.

Dọc theo tuyến đường ĐT 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt - Nha Trang, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.