Phát Triển Trồng Cây Ăn Quả Ở Xã Xuân Sơn, Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa)

Xuân Sơn là địa phương có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp khó khăn nhất trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nguyên nhân là ở đây địa hình đồi núi nhiều, chất đất và khí hậu không thật sự thuận lợi. Trong những năm qua, bà con nông dân chỉ có thể phát triển được cây mía, cây keo hoặc chuối.
Giá trị kinh tế mang lại từ những cây trồng này không lớn, giá cả bấp bênh. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, lớp dạy nghề trồng cây ăn quả cho bà con đã được tổ chức, từ đó, phong trào trồng cây ăn quả ở xã Xuân Sơn được đẩy mạnh, nhiều diện tích trồng bưởi, mít, dừa được phát triển rất tốt trên vùng đất này.
Cách đây 2 năm, khu đất rẫy rộng 6 ha của gia đình ông Phan Văn Cang, xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh chủ yếu được trồng cây keo và cây chuối. Nhưng sau một thời gian canh tác, ông Cang thấy hiệu quả của những cây trồng này mang lại không cao, vì vậy, ông đã vào tận miền Nam để đưa giống cây bưởi, mít về trồng. Bên cạnh đó, ông vẫn giữ lại cây chuối, trồng thêm đu đủ để lấy ngắn nuôi dài. Ông Cang cũng cho biết: việc phát triển cây ăn quả ở đây là hướng đi mới của bà con nông dân, vì lợi ích kinh tế mang lại ổn định hơn nhiều.
Ông Phan Văn Cang cho biết: “Gần đây tôi chuyển sang cây ăn quả, tôi trồng 300 cây mít, 700 cây đào, 100 cây bưởi, ý định năm sau trồng thêm 300 cây mít nữa. Cây mít tôi tham khảo nhiều rồi, giống mít ở đây múi dày ngọt và thơm hơn”.
Phong trào trồng cây ăn quả trên địa bàn xã Xuân Sơn chỉ thực sự phát triển trong hơn 1 năm nay, nhất là sau khi Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa mở lớp dạy nghề trồng cây ăn trái. Nhiều bà con nông dân trong đó có ông Cang sau khi tham dự lớp đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng.
Tính đến nay, cả xã đã có hơn 100 ha cây ăn quả được hình thành, tập trung nhiều nhất là cây mít, bưởi, dừa, xoài… Mặc dù điều kiện đất đai ở đây không tốt, thiếu nước tưới nhưng những kinh nghiệm mà bà con học được trong các lớp dạy nghề đã giúp việc trồng cây ăn quả gặp nhiều thuận lợi, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất. Hiện nay, các loại cây ăn quả đã phát triển tốt, chỉ trong 2 đến 3 năm nữa bắt đầu cho thu hoạch.
Có thể nói, hoạt động dạy nghề của Hội Nông dân đã mang nhiều hiệu quả thiết thực cho bà con trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau khi tham gia lớp, bà con đã thay đổi nhận thức trong hoạt động sản xuất, nhiều mô hình sản xuất mới được hình thành, đồng thời, công tác chuyển đổi giống cây trồng ở các địa phương cũng thuận lợi hơn. Việc phát triển cây ăn quả tại vùng đất đồi ở Xuân Sơn là hướng đi phù hợp, nhằm tạo sự ổn định kinh tế để bà con thoát nghèo.
Định hướng trong những năm tới, Hội Nông dân xã sẽ khuyến khích bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Hội cũng thành lập tổ liên kết trồng cây ăn quả để bà con có điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Xuân Tân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn - huyện Vạn Ninh cho biết: “Để khuyến khích bà con trồng cây ăn quả, Hội đã lập nhiều đề án; trong đó có quỹ hỗ của Hội nông dân tỉnh, sắp đến cho vay, tiếp tục đầu tư cho bà con sản xuất. Với số vốn 100 triệu quá ít nên chúng tôi chỉ kết nạp được 10 hội viên”.
Bà con nông dân ở xã Xuân Sơn rất mong muốn tỉnh, huyện mở thêm nhiều lớp dạy nghề, cung cấp thêm các kiến thức khoa học kỹ thuật trồng cây ăn quả để bà con có thể phát triển tốt hơn. Đồng thời, cũng muốn vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, để đầu tư mở rộng diện tích trồng; đào giếng đưa nước tưới cho vườn cây, với quyết tâm xây dựng Xuân Sơn thành vùng chuyên canh cây ăn quả trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng

Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha. Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay