Phát Triển Thủy Sản Từ Khảo Nghiệm Đến Thực Tế

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.
Mô hình nuôi cá của anh Bùi Văn Hiến, thôn Làng Trung, xã Bản Qua (Bát Xát) được nhiều người biết đến bởi quy mô và tổng lợi nhuận thu được hằng năm. Anh Hiến nuôi thủy sản từ năm 1994 với những loại cá thông thường như rô phi, trắm, chép với diện tích ao khá nhỏ. Sau nhiều lần mở rộng, đến nay, diện tích ao cá nhà anh Hiến là 1.700 m2, ngoài các loại cá truyền thống, hiện, anh Hiến đang nuôi một số giống cá chất lượng cao như lăng chấm, nheo, bỗng.
“Đầu năm 2013, tôi nuôi 600 con cá lăng chấm nhờ hỗ trợ giống, một phần thức ăn từ Trung tâm Thủy sản của tỉnh. Nếu có hiệu quả cao, sẽ mở rộng quy mô sản xuất” - anh Hiến nói. Đến nay, cá lăng chấm trong ao của anh Hiến đạt khoảng 1 kg/con trở lên, một phần trong số đó đã được xuất bán ra thị trường. Với mô hình nuôi thủy sản này, mỗi năm anh Bùi Văn Hiến thu lãi trên 100 triệu đồng.
Những năm gần đây, nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh, với diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích mặt nước dành cho nuôi thủy sản đạt 1.766 ha, tăng 1,5 lần so với năm 2005. Sản xuất thủy sản có thành công bước đầu là đã chủ động về con giống, mỗi năm ngành sản xuất giống thủy sản đạt sản lượng 10 triệu con giống các loại, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Sản xuất thủy sản đang được chú trọng nâng cao chất lượng khi nhiều giống cá đặc sản được đưa vào khảo nghiệm trước khi áp dụng sản xuất đại trà tại các vùng chăn nuôi. Trung tâm Thủy sản tỉnh đã xây dựng Dự án phát triển thủy đặc sản hàng hóa giai đoạn 2012 - 2014, trong đó nhiều giống cá mới được đưa vào sản xuất khảo nghiệm với sinh sản và cá thương phẩm.
Trại giống thủy sản cấp I tại xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) mới đây đã thực hiện thành công việc cho sinh sản nhân tạo cá rô đầu vuông và cá trắm đen với sản lượng đạt 1,5 vạn cá rô đầu vuông và 4 nghìn con cá giống trắm đen. Những con giống này được đánh giá là đủ chất lượng để cung cấp ra thị trường với ưu điểm là thích nghi nhiều điều kiện sống. Bên cạnh đó, Trung tâm Thủy sản đang nuôi cá lăng nha thương phẩm tại xã Phú Nhuận và giống cá chẽm tại xã Quang Kim (Bát Xát). Đến nay, cá thương phẩm đã đạt mức trung bình trên 1 kg/con.
Hiện đã có 690 hộ dân tham gia nuôi cá thương phẩm chất lượng cao như lăng chấm (5 ha), cá rô đầu vuông (5 ha), cá chép lai chịu lạnh (20 ha), cá trắm đen (20 ha) tại 10 xã thuộc thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn và Sa Pa. Kết quả là cá rô đầu vuông, cá chép chịu lạnh có năng suất bình quân đạt 8 - 10 tấn/ha, nguồn thu đạt từ 110 - 120 triệu đồng/ha.
Từ kết quả tại các mô hình khảo nghiệm và thực tế sản xuất đã cho thấy tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nuôi thủy sản chất lượng cao. Ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Nhiều giống cá mới có chất lượng cao đã bước qua giai đoạn khảo nghiệm và đi vào thực tế sản xuất như cá rô phi đơn tính, cá chép lai. Các loại giống này được người nuôi thủy sản vui mừng đón nhận vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với thành công trong sinh sản nhân tạo giống cá rô đầu vuông, cá trắm đen, Trung tâm Thủy sản đang chủ động sản xuất, lai tạo thêm các giống cá đặc sản mang tính thế mạnh của địa phương.
Thực tế, một số mô hình sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn khảo nghiệm có kết quả tốt, nhưng đi vào thực tế sản xuất lại không phù hợp. Riêng với lĩnh vực thủy sản, sự thành công từ các mô hình nói trên cho thấy năng lực của ngành thủy sản của tỉnh trong hiện thực hóa các mô hình thử nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Canh tác trên đất đồi mới khai hoang khô cằn sỏi đá đã là điều khó, có thành quả nữa thì thật là điều “không tưởng”. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, chính quyền và người dân tái định cư (TĐC) thị xã Mường Lay đã hiện thực hóa được điều “không tưởng” ấy bằng chính sức mạnh từ niềm tin.

Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

Khảo sát, đánh giá sơ bộ toàn bộ diện tích trên 818 ha ngô phát triển rất tốt, không có sâu bệnh và có khả năng cho năng suất cao. Thời điểm hiện tại, toàn bộ 818,7 ha ngô trồng lần thứ 2 trong vụ Mùa muộn đang trong thời kỳ vào sữa, thời tiết khá thuận lợi, đồng bào Xín Mần rất phấn khởi có thêm 1 vụ ngô được trồng rải vụ trong năm sắp cho thu hoạch.

Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.