Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thương Hiệu Sản Phẩm Nông Nghiệp Nghệ An

Phát Triển Thương Hiệu Sản Phẩm Nông Nghiệp Nghệ An
Ngày đăng: 01/03/2014

Chiều 27/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Đinh Viết Hồng – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh có buổi làm việc với các sở, ngành liên quan để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển cây, con hàng hóa chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An đã có bước phát triển khá toàn diện và đúng hướng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa và phù hợp với điều kiện sinh thái; hình thành và phát triển ổn định các vùng cây nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến...

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng, năng suất, chất lượng các loại cây trồng vật nuôi còn khá thấp so với bình quân chung cả nước. Công tác tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết hiệu quả chưa cao, quản lý sử dụng đất đai còn bất cập…

Đề án có mục tiêu là khai thác tối đa tiềm năng để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, nhanh, bền vững chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Đưa chăn nuôi trở thành một trong những ngành chính, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2013 -2020 đạt bình quân 4-4,5%/năm.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đề nghị nên bổ sung thêm cây cam vào đề án, đồng thời  xem xét lại có nên thêm vào cây chanh leo và cây sắn; cần tính toán lại diện tích sản xuất cho từng loại cây, từ đó phân vùng, bố trí các loại cây, con phù hợp. Cần có giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Nghệ An.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp thu các ý kiến góp ý của các sở, ngành liên quan để tiếp tục hoàn thiện đề án. Thống nhất bổ sung thêm cây cam vào đề án. Trong đề án, cần xác định rõ lại các loại cây, con chủ yếu để tập trung đầu tư và xây dựng các phương án phát triển.

Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chế biên nông, lâm, thủy sản; phát triển dịch vụ nông nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, cần quan tâm đến giải pháp về thị trường và xúc tiến đầu tư, tạo đầu ra sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Chẽm Lãi Cao Nuôi Cá Chẽm Lãi Cao

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

23/06/2013
Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

23/06/2013
Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

23/06/2013
Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

23/06/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

23/06/2013