Phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có diện tích trồng xoài trên 9.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh. Trong đó diện tích đang cho trái là 8.375ha, sản lượng bình quân 87.480 tấn/năm, giống xoàichủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu.
Nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng xoài tỉnh nhà, hội thảo tập trung bàn về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất xoài; có nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xoài, đây là điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài. Tuy nhiên, thời gian qua, địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp, cơ sở chế biến xoài để tạo ra nhiều sản phẩm từ nông sản này; quy mô sản xuất của từng hộ còn nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của nhà vườn (xử lý để thu hoạch trái) vẫn chạy theo giá thị trường; diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều do chi phí chứng nhận cao; thị trường tiêu thụ xoài không ổn định...
Hội thảo đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, tiêu thụ. Chủ trì hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành chuyên môn hỗ trợ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường; tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, chủ vựa kinh doanh, tiêu thụ xoài theo chính sách chung của Trung ương ban hành, đồng thời hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh; có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ các HTX trong khâu mở rộng các dịch vụ canh tác...
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Bí thư Lê Minh Hoan đề nghị các ngành chuyên môn phải xem xét lại thị trường chính của mặt hàng nông sản địa phương, từ đó xây dựng phân khúc thị trường và có hướng xây dựng kỹ thuật sản xuất phù hợp, hiệu quả; chú trọng việc nâng cao vai trò quản trị của các HTX. Bí thư nhấn mạnh, việc xây dựng chữ tín, lòng tin của HTX đối với xã viên, HTX với doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, sống còn của sản phẩm nông sản tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.

Trong thời điểm dịch bệnh trên vật nuôi như hiện nay, một mô hình chăn nuôi mới đang dần mở ra hướng tích cực, bởi ít gặp rủi ro lại nhẹ công chăm sóc. Đó là mô hình chăn nuôi trăn của một số hộ dân thuộc ấp Thượng, xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

Nhu cầu dùng điện lưới để chong đèn thanh long trái vụ ở tỉnh Bình Thuận lớn thế nào thì ai cũng biết. Những năm gần đây, do sự phát triển diện tích trồng thanh long nên nhu cầu trên lại tiếp tục tăng với nhịp độ chóng mặt

Mấy ngày qua, hàng chục hộ nuôi tôm ở các huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) sử dụng thảo dược để diệt giáp xác, cá tạp trong ao thì phát hiện tôm đột ngột chết hàng loạt chỉ sau 1-2 ngày thả nuôi.