Phát Triển Rau An Toàn Cần Tính Khâu Tiêu Thụ

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.
Các tỉnh có diện tích trồng màu lớn như Tiền Giang hơn 40.000ha, Sóc Trăng gần 38.000ha, An Giang trên 37.000ha, Vĩnh Long 36.000ha,… Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ngày càng được nhiều nông dân chú trọng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ dù các sản phẩm sạch này được cấp giấy chứng nhận an toàn VietGAP.
Đối với Vĩnh Long, hiện Liên minh các HTX tỉnh tích cực chỉ đạo củng cố lại hoạt động của 2 HTX Rau an toàn Phước Hậu (Long Hồ) và Thành Lợi (Bình Tân); đồng thời khuyến khích mở rộng các tổ hợp tác, CLB sản xuất rau an toàn theo sản phẩm của từng địa phương như xà lách xoong Thuận An (TX Bình Minh), rau an toàn Tân Bình (Bình Tân).
Có thể bạn quan tâm

vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thái đã được "hái quả ngọt" với trang trại trên 1.500 gốc cây ăn quả và khu ươm giống cây cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trần Minh Trí vẫn tìm tòi học hỏi và thành công với mô hình trồng mít Thái siêu sớm cho năng suất cao đem lại lợi nhuận mỗi năm trên một tỷ đồng.

Anh Lượng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi bò khép kín và trồng cây ăn trái.

Một nông dân chuyên sản xuất cây giống với quy mô lớn, đó là ông Võ Văn Thiện (Tư Thiện), 61 tuổi, chủ cơ sở Cây giống Tư Thiện tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam sành, ông Nguyễn Tấn Long (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) thu lãi gần 600 triệu đồng mỗi năm.