Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Hàng Vịnh (Cà Mau)

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Nguyễn Văn Ngọt ở ấp 3, xã Hàng Vịnh, được đánh giá là đạt hiệu quả. Đây là mô hình điểm để địa phương nhân rộng trong thời gian tới.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Ngọt được Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn chọn làm mô hình thử nghiệm đầu năm 2012, nhưng đến lúc chuẩn bị thu hoạch thì tôm của ông bị bệnh. Vụ này tuy thất bại nhưng cũng không thua lỗ chi phí đầu tư.
Quyết tâm bắt tay vào vụ hai và trên cơ sở rút kinh nghiệm của vụ đầu, với diện tích 5.000 m2, ông Ngọt thả 30.000 con giống, bình quân 6 con/m2, với số vốn đầu tư con giống, thức ăn khoảng 8 triệu đồng.
Sau khoảng 4 tháng rưỡi chăm sóc, tôm của ông đạt 15 - 16 con/kg, ông thu hoạch khoảng 3 con nước, được trên 20 triệu đồng. Ông cho biết, lượng tôm của ông còn khá nhiều và hiện đang tiếp tục thu hoạch.
Ông Võ Văn Hành, Chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, cho biết, đến nay trong xã có 30 hộ đăng ký thực hiện với diện tích 25 ha, tập trung ở ấp 3 và ấp 4, trong đó có 2 tổ hợp tác sản xuất. Hiện những hộ này đang phương tiện vào cải tạo chuẩn bị cho vụ mùa tới. Mô hình này được cán bộ chuyên môn trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).