Phát Triển Nuôi Thuỷ Sản Lồng Bè Ở Kiên Hải (Kiên Giang)

Ông Lê Minh Công - Bí thư Đảng ủy xã Nam Du (huyện Kiên Hải - Kiên Giang) - cho biết đến nay, toàn xã phát triển được 154 hộ nuôi cá lồng bè với tổng số 462 lồng nuôi cá trên biển.
Trong đó, người dân thả nuôi chủ yếu là cá bóp và cá bống mú. Từ đầu năm đến nay huyện đã xuất bán được khoảng 112 tấn, ước trị giá khoảng 13,5 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành thả mới 68.000 con cá giống các loại (60.000 cá bống mú, 8.000 con cá bóp).
Ông Mai Văn Hiền, ngụ ấp An Phú, xã Nam Du, phấn khởi cho biết: “Tôi vừa xuất bán 140 con cá bóp, với tổng trọng lượng trên một tấn, giá 110.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Hiện nay tôi đã thả nuôi gần 300 con cá bóp giống tại 3 lồng”.
“Sau Tết Nguyên đán cá bóp có giá rất cao khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg, nhưng ít nguồn để xuất bán, hiện nay cá bóp có trọng lượng 7 - 8 kg/con nhiều nhưng giá lại giảm và giữ ở mức 100.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, người dân vẫn đảm bảo có lãi 40% đến 70%” - ông Lê Minh Công, cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.

Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.