Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống kỳ đà tại tỉnh Điện Biên” sẽ được Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) triển khai tại tỉnh Điện Biên. Theo đó, sẽ thử nghiệm nhân nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật nhân nuôi kỳ đà và xây dựng mô hình nhân nuôi 20 cá thể tại các hộ gia đình tỉnh Điện Biên.
Việc triển khai thành công đề tài sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh nói chung, mở ra triển vọng lớn về phát triển chăn nuôi, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Các tổ chức quốc tế có uy tín đều dự báo giá nhiều mặt hàng nông sản sẽ giảm trong giai đoạn từ nay tới giữa năm 2016.

Có thương hiệu, gạo Thái Lan được xuất khẩu với giá gấp hơn 2 lần gạo Việt Nam. Trong khi đó, gạo "made in Việt Nam" giờ vẫn chưa có tên, chưa có giá.

Một trong những tính ưu việt thể hiện rõ nét nhất đó là công nghệ khí sinh học đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây nên, tiết kiệm được tiền chất đốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nuôi trồng thủy sản và nhiều lợi ích khác.

Nhiều hộ nuôi giấu thông tin. Tôm, cua, hàu… cũng bị thiệt hại

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá bóp lồng bè trên đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) phát triển mạnh. Mô hình này đã giúp dân Hòn Chuối có cuộc sống ổn định hơn…