Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống kỳ đà tại tỉnh Điện Biên” sẽ được Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) triển khai tại tỉnh Điện Biên. Theo đó, sẽ thử nghiệm nhân nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật nhân nuôi kỳ đà và xây dựng mô hình nhân nuôi 20 cá thể tại các hộ gia đình tỉnh Điện Biên.
Việc triển khai thành công đề tài sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh nói chung, mở ra triển vọng lớn về phát triển chăn nuôi, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi ha khoai mài sau 6 tháng trồng, có thể cho thu nhập từ 650 - 800 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 350 - 500 triệu đồng, có bao nhiêu được mua hết.

Sau 8 giờ sáng, anh Thung thường thả đàn gà lên vườn đồi để gà vận động và kiếm ăn thêm thức ăn ngoài tự nhiên, đến 4h chiều lại lùa về chuồng.

Một loại gel chiết xuất từ vỏ trứng để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ xóa nếp nhăn được định giá hàng chục tỷ USD.

Nhờ tuân thủ quy trình theo hướng hữu cơ, cà phê được các đơn vị liên kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường 5.000 đồng/kg nhân khô.

Cây sương sâm chủ yếu thu hoạch lá để chế biến thạch giải khát. Giá bán lá sương sâm tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 100.000 đồng/kg.