Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Gà Tập Trung Ở Lê Lợi (Quảng Ninh)

Phát Triển Nuôi Gà Tập Trung Ở Lê Lợi (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 20/05/2014

Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.

Gà ri là giống gà có lâu đời ở Lê Lợi. Trước đây, loại gà này được nuôi trong các hộ gia đình, chủ yếu theo hình thức nuôi nhỏ lẻ, manh mún nằm rải rác ở các thôn, xóm trên địa bàn xã. Từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Lê Lợi đã tập hợp và khôi phục lại giống gà này để đầu tư nhân rộng thành mô hình thương phẩm. Nhờ nguồn hỗ trợ 100% con giống của huyện, xã đã chọn 10 hộ gia đình để triển khai nuôi thí điểm.

Ông Bùi Văn Phú, thôn Đè E, hộ dân tham gia mô hình này cho biết: “Năm 2012, khi có dự án của Nhà nước về phát triển thương phẩm giống gà này tôi đăng ký tham gia ngay, năm đầu nuôi 100 con tôi được hỗ trợ 100% tiền giống và 40% tiền thức ăn lại còn được đi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh.

Do đã có kinh nghiệm lại được tập huấn kỹ thuật mới nên việc chăn nuôi của gia đình tốt hơn so với trước đây, chất lượng gà cũng cao hơn nhiều, trung bình mỗi con gà có cân nặng từ 2,5-4kg.

Giống gà ri này được mọi người đánh giá cao, thịt thơm, da vàng, nên gà có giá thành từ 180.000-200.000 đồng/kg”. Hiện nhà ông Bùi Văn Phú nuôi 300 con gà ri và tại thôn Đè E có 6 hộ nuôi giống gà này với quy mô từ 100 con trở lên.

Không chỉ tập trung phát triển nuôi gà “địa phương”, xã còn phát triển mô hình nuôi gà đẻ trứng nhằm tạo ra sản phẩm đa dạng. Anh Nguyễn Danh Thuyên, hộ dân đầu tư nuôi gà đẻ trứng quy mô lớn nhất trên địa bàn xã Lê Lợi cho biết: “Tôi đầu tư xây 2 dãy nhà để nuôi gà đẻ trứng với số lượng 10.000 con (giống gà Iraprao của Pháp).

Giống gà này rất mắn đẻ, hầu như ngày nào cũng cho trứng nên sản lượng trứng mỗi ngày đạt trên 9.000 quả. Nuôi gà đẻ trứng, cần phải áp dụng quy trình kỹ thuật khép kín và tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt bởi vậy 4.000m2 chuồng nuôi của tôi có hệ thống làm mát, nhiệt độ trung bình luôn ổn định ở mức 27 độ C”.

Anh Thuyên cho biết thêm, mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh được Nhà nước hỗ trợ 700 triệu đồng tiền giống. Trong thời gian tới, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô hơn nữa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.

Chị Vũ Thị Oanh, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, cho biết: Qua 2 năm, mô hình nuôi gà được huyện hỗ trợ cho các hộ gia đình đã bước đầu đem lại hiệu quả khá rõ, tuy nhiên quy mô vẫn nhỏ, sản lượng ít. Theo kế hoạch, xã đang tiếp tục vận động bà con mở rộng quy mô và quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo chương trình xây dựng NTM, nhằm tạo ra sản phẩm sạch và đưa thêm giống gà 6 cựa và gà lông xước vào nuôi thí điểm trên địa bàn.

Với việc phát triển mô hình nuôi gà thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá sẽ nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân trong xã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng NTM của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Keo Lai Theo Cách Hà Lan - Phần Lan Tiếp Cận Mới Với Cây Trồng Cũ Trồng Keo Lai Theo Cách Hà Lan - Phần Lan Tiếp Cận Mới Với Cây Trồng Cũ

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.

30/10/2014
Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.

30/10/2014
An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.

30/10/2014
Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.

30/10/2014
Sản Lượng Trứng Cá Toàn Cầu Tăng Hơn Gấp Đôi Trong 4 Năm Tới Sản Lượng Trứng Cá Toàn Cầu Tăng Hơn Gấp Đôi Trong 4 Năm Tới

Arnault Chaperon với tư cách là người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản châu Âu - nhấn mạnh rằng mặc dù ngày nay không có trứng cá tự nhiên trên thị trường, nên mục tiêu của công ty là sản xuất sản phẩm nuôi chất lượng cao.

30/10/2014