Phát triển nuôi đa dạng thủy sản

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã thả nuôi khoảng 477ha, trong đó nuôi cá tra công nghiệp ven bãi bồi gần 60ha, tập trung ở 3 xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Tích Thiện.
Nuôi cá mương vườn theo hình thức bán thâm canh chiếm trên 400ha, ở các xã Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa... Đối tượng được chọn nuôi nhiều là cá chép, tai tượng, rô phi, cá trê, cá lóc... Sản lượng trung bình ước đạt 4 - 8 tấn/ha/vụ.
Ngoài ra, người dân còn nuôi trong vèo, nuôi xen ruộng lúa cũng cho hiệu quả cao. Huyện đang tiếp tục triển khai mô hình thủy sản mới như nuôi cá bông lau, cá trê vàng.
Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.

Theo Tổng cục Hải quan, trong cơ sở sở dữ liệu của cơ quan Hải quan, mức giá tham chiếu mặt hàng tổ yến nhập khẩu dao động từ 535 USD/kg đến 752 USD/kg tùy từng mặt hàng.

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngày 22/9/2014 cho biết, tính đến ngày 18/9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.

Anh Doanh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sinh sống ở bên tỉnh Lâm Đồng cũng làm nghề trồng rau và thường thấy nhiều người dân của Đắk Nông sang mua hạt, cây giống về để trồng. Thấy nhu cầu trồng rau của người dân Đắk Nông nhiều, lại được bạn bè và người thân khuyên nên sang bên này làm ăn nên gia đình đã bán tài sản sang để theo nghề.