Phát Triển Ngành Nuôi Tôm Nước Lợ Theo Hướng Bền Vững

Ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết vụ nuôi tôm 2013, triển khai kế hoạch nuôi năm 2014 của các tỉnh phía Bắc.
Tham dự hội nghị có đồng chí Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tổng cục Thủy sản, Cục thú y, các viên nghiên cứu nông nghiệp, các trường đại học, hiệp hội, chuyên gia nuôi, sản xuất tôm, đại diện sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc.
Tại Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, trong năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành nuôi tôm nói riêng đứng trước những khó khăn, bất lợi do thiên tai, bão lũ và các loại dịch bệnh. Mặc dù vậy, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tôm và sự lao động cần cù, chịu khó của bà con ngư dân nên kết quả vụ nuôi 2013 rất khả quan. Cả nước có 652.612 ha diện tích nuôi tôm, chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các tỉnh có sản lượng lớn gồm Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam và Phú Yên,…
Giá trị xuất khẩu tôm của cả nước đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã được kịp thời khống chế và kiểm soát, không để lây lan ra xung quanh. Bà con nhân dân yên tâm sản xuất và hầu hết đều có lãi cao.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, tìm biện pháp phát triển ngành nuôi tôm, quản lí dịch bệnh, tìm thị trường tiêu thụ ổn định,… Trong năm 2014, ngành thủy sản tiếp tục đặt mục tiêu duy trì ổn định diện tích và sản lượng tôm sú, tăng diện tích thẻ chân trắng lên 20 – 30%, tập trung phát triển hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở quy mô trang trại, quy mô nông hộ có điều kiện đảm bảo.
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn, có mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng cùng những điều kiện thuận lợi khác để phát triển ngành nuôi tôm. Trong những năm qua, tỉnh đã phát triển mạnh nghành nuôi tôm với các định hướng cơ bản là nuôi thâm canh, hiệu quả kinh tế gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.
Năm 2013, dù thiên tai, bão lũ liên tục nhưng các chỉ tiêu về nuôi tôm của tỉnh đều đạt khá cao. Tổng diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh đạt 2.190 ha, tổng sản lượng đạt 6500 tấn, năng suất bình quân đạt 4,24 tấn/ha. Đặc biệt năm nay, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán tôm thương phẩm khá cao nên người nuôi tôm có lãi hàng trăm triệu đồng/ha.
Trong những năm tới, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục phát triển ngành nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sau đúng 1 tháng Việt Nam trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo ở ĐBSCL Cửu Long tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá có dấu hiệu chỉ là “cơn sốt ảo”.

Trà Vinh đang tập trung liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để tìm lối thoát cho nông sản.

Sau 5 phiên giảm liên tiếp, giá cao su tại thị trường châu Á dần phục hồi do lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.

Thương lái ép giá, trừ hao vô cớ khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không có đầu ra. Lượng hàng tồn đọng lên cả 1.000 tấn. Với mong muốn, nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô, những người nông dân đã dốc sức đưa một lượng hành, tỏi ra Hà Nội bày, bán.

“Muốn xây dựng thương hiệu thì phải trả lời được câu hỏi người tiêu dùng thế giới đang muốn gì, đâu là sự khác biệt, nổi bật của gạo Việt…” - ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty CP Viễn Phú (Cà Mau).