Phát triển mô hình ủ phân vi sinh

Mô hình được triển khai thí điểm tại 4 hộ dân của các xã, phường Hòa Hương, Trường Xuân, Tam Phú và Hòa Thuận với quy mô 4.000kg nguyên liệu. Nguyên liệu ủ phân gồm phân chuồng chưa hoai mục, rơm rạ, cây phân xanh, mùn cưa, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân super lân và nước sạch. Áp dụng phương pháp ủ hiếu khí, đảo đều 7 - 10 lần/ngày, trong vòng 50 - 60 ngày.
Qua quá trình thử nghiệm thì 1 tấn nguyên vật liệu sau khi ủ sẽ cho ra được 500kg phân hữu cơ. Mô hình này có nhiều ưu điểm như tận dụng được các phế phụ phẩm trong trồng trọt, chất thải chăn nuôi để ủ phân.
Phân thành phẩm bón cho cây trồng giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt giúp tăng năng suất 20 - 50%, rất thích hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…