Phát triển mô hình ủ phân vi sinh

Mô hình được triển khai thí điểm tại 4 hộ dân của các xã, phường Hòa Hương, Trường Xuân, Tam Phú và Hòa Thuận với quy mô 4.000kg nguyên liệu. Nguyên liệu ủ phân gồm phân chuồng chưa hoai mục, rơm rạ, cây phân xanh, mùn cưa, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân super lân và nước sạch. Áp dụng phương pháp ủ hiếu khí, đảo đều 7 - 10 lần/ngày, trong vòng 50 - 60 ngày.
Qua quá trình thử nghiệm thì 1 tấn nguyên vật liệu sau khi ủ sẽ cho ra được 500kg phân hữu cơ. Mô hình này có nhiều ưu điểm như tận dụng được các phế phụ phẩm trong trồng trọt, chất thải chăn nuôi để ủ phân.
Phân thành phẩm bón cho cây trồng giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt giúp tăng năng suất 20 - 50%, rất thích hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính, nhưng quả hồng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng rớt giá thê thảm. Với giá bán tại vườn là 2.000- 3.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn méo mặt khi thu hoạch.

Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú cá vược Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tái xuất khẩu.

Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước nên tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu đa dạng.