Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Chè An Toàn

Sáng 5/11, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Hợp tác 4 nhà về đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè sạch, an toàn.
Năm 2013, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai xây dựng 5 mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn với diện tích 185ha, trong đó, trồng mới 50ha, thâm canh chè an toàn 70ha, thâm canh chè VietGAP 20ha, áp dụng tiến bộ KHKT 20ha, mô hình trồng thay thế 25ha tại 7 xã thuộc 4 huyện (Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai và Chương Mỹ).
Hiện, các vườn, đồi chè đều giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc BVTV, năng suất tăng 8 - 10%/năm, giá trị sản phẩm tăng 15- 20%/năm. Năng suất chè khô trung bình đạt 1,8 – 2,8 tấn/ha/năm; Giá trị sản phẩm trung bình đạt 100 – 108.000 đồng/kg cho hiệu quả kinh tế đạt trung bình từ 120 – 200 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, Trung tâm phối hợp với Chi cục BVTV TP và Trung tâm Chứng nhận phù hợp QUACERT cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 10ha chè Ba Trại.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.