Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học

Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học
Ngày đăng: 10/09/2015

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là mùi hôi từ chất thải, nước thải trong chăn nuôi heo, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã phối hợp với HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa triển khai mô hình nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng đệm lót sinh học (nuôi heo trên đệm lót sinh học) tại thị trấn Phú Hòa.

Tham gia mô hình, các hộ nuôi heo không nuôi theo cách thông thường mà nền chuồng được rải lớp đệm lót dày khoảng 50 đến 70cm, bao gồm men Balasa N01 trộn với bột bắp và các loại nguyên liệu có độ xơ cao như mùn cưa, vỏ trấu, lõi bắp…

Bà Lê Thị Lài ở thị trấn Phú Hòa, hộ tham gia mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi heo hơn chục năm nay và gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải, nhất là mùi hôi của nước thải và phân heo. Từ khi được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hướng dẫn làm nền chuồng bằng đệm lót lên men, mùi hôi không còn, nước thải cũng hết”.

Còn ông Phạm Xuân Long ở thị trấn Phú Hòa, cho hay: “Trước đây gia đình tôi có xây hầm bioga để xử lý chất thải, nhưng vì sử dụng nhiều năm nên hầm đã đầy, không xử lý hết lượng nước, phân thải ra mỗi ngày của đàn heo 20 con. Trong chuồng lúc nào cũng có mùi hôi của nước tiểu và phân heo, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và hàng xóm.

Qua hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, gia đình tôi đã làm chuồng heo với nền chuồng là lớp đệm lót sinh học nên nước tiểu và phân heo được xử lý lên men thành phân sinh học, chuồng heo bây giờ không còn mùi hôi”.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học không những giúp giải quyết hiệu quả chất thải trong chăn nuôi heo mà còn giúp tiết kiện được khá nhiều chi phí và thời gian. Ông Phạm Xuân Long cho biết thêm: Từ khi gia đình tôi chuyển sang nuôi heo bằng đệm lót sinh học, mỗi ngày tôi không còn mất nhiều thời gian để tắm heo và quét dọn chuồng, giúp tiết kiệm được thời gian và khá nhiều chi phí tiền điện.

Đồng thời nhờ vệ sinh môi trường được đảm bảo, không có mùi hôi, khí độc nên heo nuôi trên đệm lót sinh học hạn chế được dịch bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, giúp heo lớn nhanh. Trung bình mỗi con cho lãi khoảng 1 triệu đồng sau 3 tháng nuôi.

Phát triển mô hình

Hiện nay, nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương khác đang học tập, nhân rộng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Ông Huỳnh Văn Thế ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa), cho hay: Vừa qua tôi được đi tham quan mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học ở thị trấn Phú Hòa, tôi nhận thấy cách nuôi này sẽ giải quyết được mùi hôi, nước thải chăn nuôi.

Vì vậy gia đình tôi đã đầu tư làm đệm lót cho 2 chuồng nuôi heo thịt (rộng 20m2) với chi phí gần 800.000 đồng. Giá thành làm đệm lót chuồng khá rẻ, trong khi đó nền đệm lót lại sử dụng được từ 3 đến 4 năm mới phải thay; sau khi thay, chất đệm lót chuồng trở thành phân vi sinh… rất hiệu quả kinh tế lại đảm bảo cho môi trường.

Từ những thành công bước đầu của mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại thị trấn Phú Hòa, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tiếp tục mở rộng mô hình tại xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa). Theo bà Trần Thị Minh Tâm ở xã Hòa Mỹ Tây, hiện gia đình bà đang nuôi 10 con heo thịt theo mô hình sử dụng đệm lót sinh học bằng men Balasa N01.

Thực tế nuôi cho thấy, tất cả chất thải trong chăn nuôi như phân, nước tiểu đều được đệm, men xử lý hiệu quả, không còn mùi hôi, không còn nước thải, giúp bảo vệ môi trường, giảm dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Nguyễn Thành, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cho biết: Sắp tới trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ thuật, đưa bà con nông dân đi đến từng hộ thực hiện mô hình để quan sát, nhận xét, đánh giá khách quan về hiệu quả của mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Qua đó sẽ tuyên truyền, vận động bà con học tập và nhân rộng mô hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo gây ra.


Có thể bạn quan tâm

Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

13/11/2014
Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

13/11/2014
Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

13/11/2014
Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

13/11/2014
Nông Dân Trà Vinh Lao Đao Vì Giá Mía Nguyên Liệu Giảm Mạnh Nông Dân Trà Vinh Lao Đao Vì Giá Mía Nguyên Liệu Giảm Mạnh

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

13/11/2014