Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Nuôi Ếch

Phát Triển Mô Hình Nuôi Ếch
Ngày đăng: 05/11/2013

Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Mỹ Trung (Tiền Giang) chọn mô hình nuôi ếch Thái để tăng thu nhập cho gia đình. Mô hình này khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh, hiệu quả kinh tế khá cao và có thể kết hợp thả cá trong ao.

Anh Phạm Thành Quang, ở ấp Mỹ Thị B là một trong những nông dân thử nghiệm mô hình nuôi ếch thương phẩm đầu tiên ở xã. Năm 2012, trong một lần đến tỉnh Đồng Tháp anh biết đến mô hình nuôi ếch Thái, khi về nhà thả nuôi thử theo kiểu gia đình để làm thức ăn.

Sau đó, thấy ếch dễ nuôi, mau lớn, anh chuyển sang nuôi ếch thương phẩm. Do ít vốn lại thiếu kỹ thuật nên ban đầu anh chỉ làm một cái vèo trong ao sau nhà để thả nuôi 1.500 con nuôi ếch, bên ngoài anh thả cá trê để ăn thức ăn thừa của ếch. Sau 2 tháng nuôi, ếch đạt trọng lượng 3 con/kg, bán giá 30.000 đồng/kg.

Thấy lợi nhuận cao, anh đầu tư mở rộng quy mô, tiếp tục thả nuôi 4.500 con ếch thịt trong 2 vèo. Hiện nay, ao nhà anh còn 600 kg ếch thương phẩm gần đến ngày xuất bán, được thương lái hỏi mua với giá 31.500 đồng/kg.

Ngoài ra, trong ao còn có khoảng 1.000kg cá trê thịt với giá bán 25.000 ngàn đồng/kg.

Anh Quang cho biết kinh nghiệm: Khi mua ếch giống về nuôi phải biết rõ nguồn gốc, chọn con giống khỏe và đều nhau. Khi ếch còn nhỏ, cho ăn mỗi ngày từ 4-5 lần vào lúc trời mát và giảm dần số lần ăn khi ếch lớn.

Cũng như anh Quang, tận dụng diện tích mặt ao sau nhà, anh Ngô Văn Sáu ở ấp Mỹ Thị B bắt đầu nuôi 200 con ếch giống. Mỗi tháng anh ép 3 đợt, mỗi đợt khoảng 25 ngàn con ếch giống. Hiện tại ếch giống có giá từ 700 - 800 đồng/con nhưng gia đình anh vẫn không đủ con giống để cung cấp ra thị trường.

Anh Sáu cho biết, từ lúc ếch đẻ trứng đến 40 ngày sau mới bán ếch con. Để ếch giống cho hiệu quả cao cũng không phải dễ. Khâu chăm sóc rất quan trọng, do nòng nọc rất khó chăm sóc, nhất là vào mùa nghịch (tháng 7 - 10 âm lịch).

Về kinh nghiệm, anh Sáu cho biết: “Nuôi ếch Thái không khó, chỉ cần cho chúng ăn đều đặn, nguồn nước nuôi phải sạch, phải phòng ngừa các loại bệnh như mù mắt, sình bụng, gan thận mủ để ếch khỏe mạnh, giảm tỷ lệ hao hụt. Song, vướng mắc lớn nhất là nguồn vốn để đầu tư nuôi ếch. Đa số nông dân nuôi ếch đều có điểm chung là kinh tế còn khó khăn, ít đất sản xuất, do khó tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nên họ phải vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư cho mô hình”.

“Thấy mô hình nuôi ếch thương phẩm và ếch giống của anh Quang, anh Sáu đạt hiệu quả cao nên gần đây nông dân trong xã học hỏi và nhân rộng. Đến nay, toàn xã Mỹ Trung có 12 hộ chuyên nuôi ếch thịt và ếch giống” - ông Đào Văn Chào - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Trung cho biết.

Theo các hộ nuôi ếch ở xã Mỹ Trung, nuôi loại thủy sản này không cần diện tích lớn, chỉ cần nguồn nước không ô nhiễm. Về thức ăn, ếch ăn các loại thủy sản xay nhuyễn như: cá biển, ốc bươu vàng hay thức ăn viên. Đối với thị trường tiêu thụ ếch thì không phải lo ngại, nhiều thương lái tại TP. Hồ Chí Minh đến trực tiếp hộ nuôi để mua ếch thịt với giá trên 30 ngàn đồng/kg.

Đối với vụ nghịch (vào mùa khô), giá ếch thịt tăng lên trên 40 ngàn đồng/kg. Riêng ếch giống không đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi của nông dân trong và ngoài tỉnh. Do đó, nuôi ếch thương phẩm, ếch giống tại xã Mỹ Trung là mô hình đã và đang được nông dân ở đây nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

17/05/2014
Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

07/06/2014
Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

07/06/2014
Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…

17/05/2014
Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.

07/06/2014