Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)

Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)
Ngày đăng: 25/11/2014

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Có trong tay gần 5 ha đất trồng rừng và trồng hoa màu nhưng những ngày đầu mới đến khai hoang tại làng kinh tế mới Quèn Thờ, cuộc sống gia đình bà Trịnh Thị Khiếu rất khó khăn bởi thiếu vốn, thiếu hướng làm ăn. Đến năm 2005, bà Khiếu đã mạnh dạn vay 25 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, nhím và trồng các loại cây có giá trị kinh tế như sưa và keo.

Trước đó, bà Khiếu và nhiều gia đình trong thôn cũng đã được các cấp hội nông dân tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, giúp định hướng cách thức làm ăn phù hợp với điều kiện địa phương. Năm 2008, những cây keo và cặp nhím đầu tiên đã cho gia đình bà khoản thu nhập gần 30 triệu đồng. Bà Khiếu cho rằng đây là một khởi đầu khá thuận lợi để tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất, đó là nuôi thêm lợn cắp nách, gà thả vườn và hươu. Bình quân mỗi năm, gia đình bà thu về khoảng từ 100 đến 120 triệu đồng từ trồng rừng và nuôi con đặc sản...

Làng kinh tế mới Quèn Thờ thành lập năm 1995, với trên 130 hộ, tổng diện tích đất tự nhiên là 600 ha, chủ yếu là diện tích rừng và đất đồi vườn. Những năm mới thành lập, cuộc sống của người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn do hầu hết các hộ từ nơi khác chuyển đến, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn để phát triển sản xuất… Để góp phần giải quyết những khó khăn này, Hội Nông dân tỉnh, thị xã và địa phương đã sớm phát huy được vai trò của mình. Nhiều hộ gia đình trong thôn đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây con đặc sản như trồng cây đào phai, cây gỗ sưa, nuôi hươu, dê và lợn cắp nách.

Đây là cơ sở quan trọng giúp các hộ dân mạnh dạn tìm tòi và đưa những cây con phù hợp với đất gò đồi vào nuôi trồng ở địa phương. Hiện nay, hầu hết các hộ trong thôn đều có trang trại, gia trại nuôi trồng cây con đặc sản. Toàn thôn có 120 con hươu, 450 cặp nhím, 300 con ngựa và nhiều con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như lợn cắp nách, gà đồi, dê núi… Từ đó đã giúp nhiều hộ trong thôn vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giàu. Hiện nay, thôn còn 8 hộ nghèo.

Đặc biệt gần đây, với sự hướng dẫn trực tiếp của Hội Nông dân tỉnh, thôn Quèn Thờ đã thành lập được tổ hợp tác “sản xuất và tiêu thụ cây, con đặc sản” gồm 11 thành viên là những hộ đang trực tiếp chăn nuôi và trồng những cây con đặc sản như chăn nuôi dê, nuôi hươu, nhím, trồng cây cảnh, đào phai, dược liệu… Qua đó, nhằm tạo sự liên kết giữa các thành viên trong tổ như cùng hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm cây trồng, vật nuôi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Ngay sau khi thành lập, tổ đã thông qua quy chế hoạt động đó là tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; tự chủ về tài chính, tự trang trải các chi phí trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên. Theo đánh giá của nhiều hộ dân, việc thành lập tổ hợp tác này là rất cần thiết vì không chỉ riêng ở thôn Quèn Thờ mà ngay cả trong toàn xã, việc nuôi con đặc sản đang khá phát triển nhưng chủ yếu là tự phát, do vậy nên kỹ thuật chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu ra cho con nuôi đặc sản còn nhiều khó khăn.

Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cây con đặc sản được thành lập sẽ giúp người nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật trong kỹ thuật nhân giống cây và chăn nuôi, ổn định đầu ra cho sản phẩm, qua đó góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững ở địa phương.

Nguồn bài viết: http://en.baoninhbinh.org.vn/phat-trien-mo-hinh-nuoi-con-dac-san-gop-phan-giam-ngheo-o-thon-quen-tho-20141120100014124p2c20.htm


Có thể bạn quan tâm

Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

13/08/2013
Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương” Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương”

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

13/01/2013
Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

29/06/2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013
Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng” Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng”

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

19/01/2013