Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)

Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)
Ngày đăng: 25/11/2014

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Có trong tay gần 5 ha đất trồng rừng và trồng hoa màu nhưng những ngày đầu mới đến khai hoang tại làng kinh tế mới Quèn Thờ, cuộc sống gia đình bà Trịnh Thị Khiếu rất khó khăn bởi thiếu vốn, thiếu hướng làm ăn. Đến năm 2005, bà Khiếu đã mạnh dạn vay 25 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, nhím và trồng các loại cây có giá trị kinh tế như sưa và keo.

Trước đó, bà Khiếu và nhiều gia đình trong thôn cũng đã được các cấp hội nông dân tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, giúp định hướng cách thức làm ăn phù hợp với điều kiện địa phương. Năm 2008, những cây keo và cặp nhím đầu tiên đã cho gia đình bà khoản thu nhập gần 30 triệu đồng. Bà Khiếu cho rằng đây là một khởi đầu khá thuận lợi để tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất, đó là nuôi thêm lợn cắp nách, gà thả vườn và hươu. Bình quân mỗi năm, gia đình bà thu về khoảng từ 100 đến 120 triệu đồng từ trồng rừng và nuôi con đặc sản...

Làng kinh tế mới Quèn Thờ thành lập năm 1995, với trên 130 hộ, tổng diện tích đất tự nhiên là 600 ha, chủ yếu là diện tích rừng và đất đồi vườn. Những năm mới thành lập, cuộc sống của người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn do hầu hết các hộ từ nơi khác chuyển đến, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn để phát triển sản xuất… Để góp phần giải quyết những khó khăn này, Hội Nông dân tỉnh, thị xã và địa phương đã sớm phát huy được vai trò của mình. Nhiều hộ gia đình trong thôn đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây con đặc sản như trồng cây đào phai, cây gỗ sưa, nuôi hươu, dê và lợn cắp nách.

Đây là cơ sở quan trọng giúp các hộ dân mạnh dạn tìm tòi và đưa những cây con phù hợp với đất gò đồi vào nuôi trồng ở địa phương. Hiện nay, hầu hết các hộ trong thôn đều có trang trại, gia trại nuôi trồng cây con đặc sản. Toàn thôn có 120 con hươu, 450 cặp nhím, 300 con ngựa và nhiều con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như lợn cắp nách, gà đồi, dê núi… Từ đó đã giúp nhiều hộ trong thôn vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giàu. Hiện nay, thôn còn 8 hộ nghèo.

Đặc biệt gần đây, với sự hướng dẫn trực tiếp của Hội Nông dân tỉnh, thôn Quèn Thờ đã thành lập được tổ hợp tác “sản xuất và tiêu thụ cây, con đặc sản” gồm 11 thành viên là những hộ đang trực tiếp chăn nuôi và trồng những cây con đặc sản như chăn nuôi dê, nuôi hươu, nhím, trồng cây cảnh, đào phai, dược liệu… Qua đó, nhằm tạo sự liên kết giữa các thành viên trong tổ như cùng hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm cây trồng, vật nuôi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Ngay sau khi thành lập, tổ đã thông qua quy chế hoạt động đó là tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; tự chủ về tài chính, tự trang trải các chi phí trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên. Theo đánh giá của nhiều hộ dân, việc thành lập tổ hợp tác này là rất cần thiết vì không chỉ riêng ở thôn Quèn Thờ mà ngay cả trong toàn xã, việc nuôi con đặc sản đang khá phát triển nhưng chủ yếu là tự phát, do vậy nên kỹ thuật chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu ra cho con nuôi đặc sản còn nhiều khó khăn.

Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cây con đặc sản được thành lập sẽ giúp người nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật trong kỹ thuật nhân giống cây và chăn nuôi, ổn định đầu ra cho sản phẩm, qua đó góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững ở địa phương.

Nguồn bài viết: http://en.baoninhbinh.org.vn/phat-trien-mo-hinh-nuoi-con-dac-san-gop-phan-giam-ngheo-o-thon-quen-tho-20141120100014124p2c20.htm


Có thể bạn quan tâm

Nông dân giỏi tạo vị thế mới cho nông thôn Nông dân giỏi tạo vị thế mới cho nông thôn

Nông dân nước ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị... Cần hỗ trợ thêm cho nông dân, chính sách cho nông dân phải tạo chuyển động mạnh hơn, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, hội nhập hiệu quả hơn nữa.

16/10/2015
Kỷ niệm ngày lương thực thế giới 16.10 phá vỡ vòng xoáy đói nghèo Kỷ niệm ngày lương thực thế giới 16.10 phá vỡ vòng xoáy đói nghèo

Với chủ đề “An sinh xã hội và nông nghiệp: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo” nhân Ngày Lương thực thế giới 16.10 năm nay, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các quốc gia đã đặt mục tiêu và hy vọng, “vòng xoáy” đói nghèo sẽ được chấm dứt trong tương lai.

16/10/2015
Dưa lê Kim cô nương đẻ ra vàng Dưa lê Kim cô nương đẻ ra vàng

Vụ thu đông này, giống dưa lê Kim cô nương mang lại mùa vàng cho bà con xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi bán được giá 17.000 đ/kg tại ruộng.

16/10/2015
Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm

Bạn đọc Hoàng Thị Liễu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Chính phủ vừa ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

16/10/2015
Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Chính vụ, hồng Đà Lạt rớt giá kỷ lục còn 2.000-3.000 đồng/kg, nhiều người dân để quả chín rụng, chặt bỏ. Trong khi đó, lượng hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam lại tăng đột biến.

16/10/2015