Phát triển mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản theo hướng an toàn sinh học

Trong đó, tổng số lượng đàn heo bình quân trên 5.000 con/năm.
Mô hình nuôi heo nái theo hướng ATSH
Để giúp người chăn nuôi heo, thông qua Hội Nông dân, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh hỗ trợ các hộ chăn nuôi ở xã Mỹ Lộc con giống, thức ăn...
hướng dẫn áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, các biện pháp phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin định kỳ, thưc hiện sát trùng chuồng trại.
Ông Nguyễn Văn Một, ngụ ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc cho biết, ông được Trung tâm Giống vật nuôi Long An hỗ trợ 3 con heo giống.
Sau 1 năm, heo lên giống và sinh sản.
Heo con có chất lượng tốt hơn các loại heo khác.
Ông sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi để nhân rộng mô hình nuôi heo nái theo hướng ATSH, vì đây là mô hình chăn nuôi tốt.
Ngoài ra, để góp phần bảo vệ môi trường, người dân còn tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi, xây dựng hầm biogas để làm chất đốt, tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt hằng ngày.
Để từng bước nâng cao đời sống của người dân, góp phần phát triển KT-XH của địa phương, mỗi hộ chăn nuôi cần áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng ATSH, hướng đến phát triển ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn, qua đó, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cung ứng cho thị trường.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lộc - Phạm Xuân Dũng: Thực hiện mô hình nuôi heo nái theo hướng ATSH giúp các hộ nuôi tiết kiệm được thuốc thú y, quản lý dịch bệnh, cung cấp nguồn thịt heo sạch, tăng thu nhập.
Chính vì thế, hội sẽ nhân rộng mô hình này để hội viên, nông dân học tập và áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!