Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát

Diện tích hồ nuôi tôm được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại…
Giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống chính sách hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản của tỉnh thực sự có vai trò đòn bẩy, kích hoạt nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng khác sang nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghề nuôi tôm chuyển dịch mạnh từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp, công nghệ cao, an toàn sinh học.
Đến nay, các địa phương có truyền thống nuôi Tôm như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà… đang chuyển mạnh các diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh theo hướng thâm canh, áp dụng nuôi tôm trên ao đất lót bạt, ao cát lót bạt và vỗ bờ xi măng.
…nghề nuôi tôm đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi thành công trên 100ha từ đất cát hoang hoá hoặc trồng cây hiệu quả thấp sang nuôi tôm trên cát cho năng suất và hiệu quả vượt trội, đồng thời phát triển mới hàng chục mô hình nuôi tôm trên cát cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/ha/năm.
Riêng năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh toàn tỉnh ước đạt 600 ha, tăng 4 lần so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt trên 160 ha.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.