Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát

Diện tích hồ nuôi tôm được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại…
Giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống chính sách hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản của tỉnh thực sự có vai trò đòn bẩy, kích hoạt nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng khác sang nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghề nuôi tôm chuyển dịch mạnh từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp, công nghệ cao, an toàn sinh học.
Đến nay, các địa phương có truyền thống nuôi Tôm như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà… đang chuyển mạnh các diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh theo hướng thâm canh, áp dụng nuôi tôm trên ao đất lót bạt, ao cát lót bạt và vỗ bờ xi măng.
…nghề nuôi tôm đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi thành công trên 100ha từ đất cát hoang hoá hoặc trồng cây hiệu quả thấp sang nuôi tôm trên cát cho năng suất và hiệu quả vượt trội, đồng thời phát triển mới hàng chục mô hình nuôi tôm trên cát cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/ha/năm.
Riêng năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh toàn tỉnh ước đạt 600 ha, tăng 4 lần so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt trên 160 ha.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Dalat Hasfarm (Lâm Đồng) vừa xuất khẩu một container hoa cao cấp các loại vào hôm 13-10 sang thị trường Nga, một thị trường mới của hoa Đà Lạt.

Với việc bắp ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường nước ta nửa đầu năm nay, câu chuyện thừa lúa, thiếu bắp và giảm bớt lúa để trồng thêm bắp càng trở nên nóng hơn. Nhập khẩu bắp tiếp tục tăng “sốc”?

Cửa hàng bán thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên trên cả nước đã chính thức ra mắt tại chợ Hòa Bình (Q. 5, TPHCM) vào ngày 9-10 vừa qua, thu hút khá nhiều người tiêu dùng.

Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và SX vụ ĐX 2015-2016, vụ HT 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino, đặc biệt là khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL,

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) ở Bình Định bước đầu đã mang lại hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, SX nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.