Phát triển mạnh mô hình nuôi ốc cháy

Sau khi đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng để kết một bè nuôi ốc cháy có diện tích từ 60 đến 80m2, hộ nuôi sử dụng những chất liệu có độ nhám cao, như lốp xe cũ, lưới mùng, mảnh tôn treo móc vào bè nuôi. Khi có nguồn nước lợ hợp lý, ốc cháy ngoài tự nhiên sẽ đeo bám vào đó sinh trưởng.
Do chi phí vật tư thấp, nguồn con giống cũng như thức ăn cho vật nuôi không cần đầu tư, nên hiện nay đã có hơn 12 hộ gia đình ở các xã An Cư, An Hiệp (huyện Tuy An) kết bè để nuôi ốc cháy trong đầm Ô Loan.
Ốc cháy là đối tượng thủy sản chỉ ăn các loại phù du, vi sinh vật bẩn, nên góp phần làm sạch môi trường nguồn nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng của ốc cháy khá nhanh, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi đeo bám vào bè là cho thu hoạch. Hiện ốc cháy tiêu thụ khá mạnh, được các thương lái về đây mua gom sau đó bán lại để làm thức ăn cho tôm hùm nuôi.
Mỗi kg ốc cháy bán tại chỗ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng, tùy theo kích cỡ của ốc cháy. Mỗi bè nuôi có diện tích 60m2 có thể cho thu nhập mỗi hộ nuôi hơn 12 triệu đồng/vụ. Đây là nguồn thu nhập đáng kể so với đầu tư thả nuôi các đối tượng thủy sản khác trên đầm Ô Loan vào thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.