Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mạnh hơn chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ

Phát triển mạnh hơn chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ
Ngày đăng: 24/11/2015

Ông đánh giá như thế nào về việc phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh trong kiểm soát chất lượng nông sản thời gian qua?

Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN

- Có thể nói trong 3 năm, chương trình phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh đã đi vào thực chất hơn.

Ở nơi sản xuất, các tỉnh, thành phố đã tổ chức sản xuất sơ chế, chế biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên quy mô HTX.

Từ đó, sản phẩm đảm bảo an toàn có chứng nhận được đưa về bán tại các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội.

Tại điểm đến, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã làm tốt công tác giám sát, kiểm tra sản phẩm đến, kịp thời phát hiện một số sản phẩm có vấn đề về chất lượng và thông báo với các các tỉnh để truy xuất nguồn gốc.

Sau các sự cố, gần đây hầu hết các sản phẩm đưa về Hà Nội đều đảm bảo an toàn.

Mặc dù đã đạt được kết quả như ông nói, song các địa phương còn không ít băn khoăn khi "bắt tay" hợp tác với nhau...

- Điểm yếu cần phải khắc phục trong chương trình hợp tác này là lượng sản phẩm được kiểm soát còn hạn chế.

Hiện nay mới kiểm soát được một số chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn cho Hà Nội.

Do đó thời gian tới, việc giám sát, phối hợp xử lý cần phải tăng cường hơn nữa, từ công tác kiểm nghiệm, thông tin báo cáo, truy xuất, triệu hồi sản phẩm mất an toàn.

Chúng tôi hy vọng rằng chương trình này sẽ mở rộng ra nhiều tỉnh hơn và có nhiều hơn nữa sản phẩm cung ứng theo chuỗi an toàn để hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn có xác nhận tại thủ đô.

Qua đó sản phẩm không rõ nguồn gốc sẽ dần dần bị triệt tiêu.

Bộ NNPTNT đang triển khai đợt cao điểm hành động về ATTP, theo ông Hà Nội cần phải tập trung vào nhiệm vụ gì?

- Đợt cao điểm này được tiến hành từ nay đến hết Tết Bính Thân 2016, trọng tâm là xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, phát triển mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết giữa nơi tiêu thụ nông sản lớn và nơi cung ứng.

Hà Nội và TP.HCM được coi là 2 địa phương trọng điểm trong đợt cao điểm này vì 50% lượng nông sản tiêu thụ tại Hà Nội và 70% tại TP.HCM là từ các địa phương khác.

Bên cạnh quản lý chuỗi sản xuất trên địa bàn, Hà Nội còn phải liên kết quản lý sản phẩm của các tỉnh.

Theo đánh giá, nguy cơ sản phẩm sản xuất để cung ứng cho thị trường thành phố lớn mất an toàn cao hơn rất nhiều so với tự cung tự cấp hay sản xuất lưu thông cho địa bàn xã, huyện.

Do đó, Hà Nội và các tỉnh phải đẩy mạnh tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến theo quy trình an toàn.

Đồng thời cơ quan nhà nước phải lấy mẫu kiểm tra, xác nhận sản phẩm an toàn để thông báo cho người dân.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Nông dân yên tâm sản xuất lúa Nhật Nông dân yên tâm sản xuất lúa Nhật

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

31/10/2015
Làm giàu từ trồng rau trái vụ Làm giàu từ trồng rau trái vụ

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.

31/10/2015
Hiệu quả từ mô hình đa cây Hiệu quả từ mô hình đa cây

Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

31/10/2015
Trồng thanh long trên vùng đất phèn và những vấn đề đặt ra Trồng thanh long trên vùng đất phèn và những vấn đề đặt ra

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.

31/10/2015
Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ

Diện tích trồng dưa hấu ở Tân Trụ (Long An) tuy không lớn nhưng do nông dân trồng quanh năm nên áp lực sâu bệnh vẫn rất cao. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh rất phổ biến.

31/10/2015