Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.
Trong đó, giống lúa thực hiện theo đề án xây dựng mạng lưới nhân giống lúa của tỉnh. Năm vừa qua, Trung tâm đã triển khai được 11 tổ giống đối với đề án lúa, đã sản xuất được 313 tấn giống lúa được cấp xác nhận.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp tục duy trì số lượng đàn heo hơn 270 con trong trại giống, đã cung cấp gần 190 heo giống ra thị trường. Heo được đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy trình.
Nhờ vào việc quản lý chặt chẽ lý lịch con giống, trung tâm tuyển chọn được những con heo hậu bị tốt nhất từ những con heo nái giống có khả năng sinh sản tốt để cung cấp cho việc sản xuất đại trà.
Song song việc nhân giống vật nuôi, trung tâm còn tuyển chọn, xử lý thành phẩm và nhập kho các giống lúa đạt chuẩn phù hợp với vùng đất của địa phương.
Hiện nay, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng ở các huyện để đưa các giống lúa mới về trình diễn, nhằm cho ra những giống phù hợp với chất đất ở địa phương, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, để nông dân đánh giá chọn lọc, đưa vào sản xuất trong những vụ tới.
Theo ông Võ Văn Minh, để phát triển mạnh nguồn giống vật nuôi, trung tâm tập trung vào mở rộng nguồn tinh heo giống, đảm bảo rằng tốc độ nhân giống tốt của đàn heo.
Đối với lúa giống, trung tâm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân phối hợp với các tổ giống lúa để thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Trai sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và tốc độ phủ ngọc nhanh là những tín hiệu mừng từ mô hình thí điểm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tạiThành phố Hà Tĩnh.

Chỉ với gần 100m2 đất, từ 3 cặp dúi ban đầu, đến nay đã phát triển đàn dúi lên hơn 100 con dúi sinh sản, 50 con dúi đực, gần 200 con dúi con và dúi thịt.

Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).

Ông Lê Văn Đờn (sinh năm 1970), ở ấp Đông An, xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, có hơn 30 năm gắn bó với công việc thu hoạch dừa thuê.

Với mục tiêu phát triển diện tích khoai Tây lên 5.000 ha/năm, trong những năm qua tỉnh Thái Bình đã có các cơ chế chính sách hỗ trợ người nông dân.