Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.
Trong đó, giống lúa thực hiện theo đề án xây dựng mạng lưới nhân giống lúa của tỉnh. Năm vừa qua, Trung tâm đã triển khai được 11 tổ giống đối với đề án lúa, đã sản xuất được 313 tấn giống lúa được cấp xác nhận.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp tục duy trì số lượng đàn heo hơn 270 con trong trại giống, đã cung cấp gần 190 heo giống ra thị trường. Heo được đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy trình.
Nhờ vào việc quản lý chặt chẽ lý lịch con giống, trung tâm tuyển chọn được những con heo hậu bị tốt nhất từ những con heo nái giống có khả năng sinh sản tốt để cung cấp cho việc sản xuất đại trà.
Song song việc nhân giống vật nuôi, trung tâm còn tuyển chọn, xử lý thành phẩm và nhập kho các giống lúa đạt chuẩn phù hợp với vùng đất của địa phương.
Hiện nay, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng ở các huyện để đưa các giống lúa mới về trình diễn, nhằm cho ra những giống phù hợp với chất đất ở địa phương, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, để nông dân đánh giá chọn lọc, đưa vào sản xuất trong những vụ tới.
Theo ông Võ Văn Minh, để phát triển mạnh nguồn giống vật nuôi, trung tâm tập trung vào mở rộng nguồn tinh heo giống, đảm bảo rằng tốc độ nhân giống tốt của đàn heo.
Đối với lúa giống, trung tâm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân phối hợp với các tổ giống lúa để thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.