Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Lợn Đen Lai Lợn Rừng Ở Thôn 7 Thống Nhất Tuyên Quang

Phát Triển Lợn Đen Lai Lợn Rừng Ở Thôn 7 Thống Nhất Tuyên Quang
Ngày đăng: 26/05/2012

Phát huy lợi thế đồi rừng, gần đây, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng của bà con nông dân thôn 7 Thống Nhất.

Mặc dù mới chăn nuôi giống lợn này được hơn 1 năm nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sen đã đạt được kết quả tương đối rõ nét. Năm 2011 sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng. Để có được hiệu quả đó, chị Sen đã tham khảo nhiều tài liệu về chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng... Nhận thấy đất đai quanh nhà rộng rãi có thể áp dụng chăn nuôi giống lợn này, ban đầu chị nuôi 2 nái lợn đen cho phối giống với giống lợn rừng của gia đình anh Nhâm Văn Thắng, người cùng thôn. Sau vài lứa lợn sinh sản, chị chọn lọc ra những con lợn khỏe mạnh để làm giống. Chị cho biết, 1 con lợn nái sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Lợn con sinh ra lông kẻ sọc vàng, khi lớn lên màu lông hung đỏ, rất khỏe mạnh. Từ khi chăn nuôi đến nay, đàn lợn đen lai lợn rừng của gia đình chị chưa bao giờ bị dịch bệnh. Khi xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 15 đến 22 kg, giá lợn hơi từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Đến thời điểm này, đàn lợn của gia đình chị có gần 100 con.

Gia đình anh Nhâm Văn Thắng cũng phát triển chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng. Năm 2006, anh đã đầu tư nuôi 5 nái lợn đen, mỗi năm thu nhập 60 triệu đồng. Qua các kênh thông tin, đầu năm 2010, anh tìm mua một con lợn rừng đực về nuôi làm giống và cho giao phối với lợn đen, sau đó chọn những con lợn cái lai lợn rừng làm lợn giống. Anh Thắng cho biết, giống lợn này có sức đề kháng cao, ít bệnh tật. Đàn lợn tự kiếm thức ăn trên vườn đồi của gia đình, mỗi ngày anh chỉ cho đàn lợn ăn thêm một ít cám khô hoặc thân cây ngô và lá chuối để lợn nhớ chuồng, không phải cất công đi “đuổi” lợn về nữa. Anh Thắng đã đầu tư gần 40 triệu đồng đổ cột bê tông gắn rào thép xung quanh vườn rừng để bảo vệ đàn lợn. Đến nay, gia đình anh có 8 con lợn nái đã bắt đầu sinh sản.

Thôn 7 Thống Nhất hiện có 5 hộ nuôi lợn đen lai lợn rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang được Hội Nông dân xã tuyên truyền và nhân rộng trong toàn xã. Hội Nông dân xã đã tổ chức tập huấn và cho hội viên tham quan mô hình nuôi lợn đen lai lợn rừng ở thôn 7 Thống Nhất; thực hiện tín chấp cho các hội viên có nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng đầu tư xây dựng mô hình hiệu quả, nâng cao đời sống.

Từ mô hình nuôi lợn đen lai lợn rừng của hội viên Chi hội nông dân thôn 7 Thống Nhất, thấy rằng nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng đất đai vườn rừng, mạnh dạn chuyển đổi sản xuất sản phẩm hàng hóa theo định hướng thị trường và gia tăng giá trị của sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Thủy Sản Nuôi Mùa Lũ Dễ Bán Thủy Sản Nuôi Mùa Lũ Dễ Bán

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

12/11/2014
20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha 20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

12/11/2014
Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014