Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Thu Nhập Của Người Dân

Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Thu Nhập Của Người Dân
Ngày đăng: 21/05/2014

Đến xã Cự Thắng (huyện Thanh Sơn) nhìn những cánh đồng lúa xanh tốt, hứa hẹn một mùa vàng bội thu, chúng tôi ngỡ ngàng bởi lúa ở đây bây giờ tốt không kém lúa ở đồng bằng.

Chị Hoàng Thị Lũng - Cán bộ khuyến nông của xã phấn khởi nói với chúng tôi: “Vụ chiêm xuân năm ngoái năng suất lúa bình quân  hơn 55 tạ/ha.  Lúa vụ này năng suất dự kiến cũng không kém năm ngoái.

Ở đây có tới trên 60% diện tích là lúa lai. Bà con đã biết áp dụng biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) nên lúa năng suất hơn hẳn trước đây”. Ngoài diện tích lúa gieo cấy hàng năm đạt gần 400 ha, toàn xã còn gieo trồng hơn 150 ha ngô, gần 50 ha rau đậu các loại…

Tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 2.860 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg/người/năm. Với nguồn lương thực sản xuất được bà con  còn dùng để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng đàn trâu, bò của xã hiện có hơn 1.200 con, đàn lợn hơn 5.800 con, đàn gia cầm có hơn 38 nghìn con.    

Trong tổng số gần 3 nghìn ha đất tự nhiên, xã  có tới hơn 2/3 là đất lâm nghiệp. Những năm gần đây, Cự Thắng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát triển kinh tế đồi rừng. Việc tổ chức trồng rừng  được triển khai rầm rộ ngay từ đầu năm thông qua phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng đầu xuân vì vậy diện tích trồng rừng luôn vượt kế hoạch đề ra. Hàng năm xã trồng mới gần 100 ha rừng.  Ngoài diện tích trồng rừng theo dự án Bảo vệ và phát triển rừng, người dân còn tự đầu tư vốn trồng rừng.

Năm 2014, Cự Thắng trồng 78 ha rừng thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng và 20 ha người dân tự trồng. Nếu trước đây chỉ trồng rừng, không có đầu tư chăm sóc thì đến nay người dân đã biết đầu tư từ khâu cuốc hố, trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật.

Vì vậy năng suất, chất lượng rừng trồng tăng lên đáng kể. Đồng chí Đặng Quốc Bảo- Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chúng tôi luôn vận động tuyên truyền bà con nông dân trồng rừng phải gắn liền với bảo vệ và chăm sóc rừng. Trước đây trồng cây bạch đàn và các giống cây bản địa không được đầu tư chăm sóc, năng suất chỉ đạt 15m3/ha. Hiện nay trồng cây keo có đầu tư chăm sóc năng suất bình quân đạt 60-70m3/ha, có diện tích tốt đạt 100m3/ha”.

Trên địa bàn xã đã có những hộ làm giàu từ rừng như: Lê Văn Suối, Nguyễn Khắc Quang, Nguyễn Khắc Tuyên là những ông chủ có từ 20 ha rừng trở lên, mỗi năm thu vài trăm  triệu đồng. Cùng với trồng rừng, nghề chế biến gỗ trên địa bàn cũng phát triển.

Hiện nay trên địa bàn có 5 xưởng chế biến gỗ tư nhân, mỗi xưởng thu hút 5-15 lao động; có gần 30 ô tô chở vật liệu trong đó có nguyên liệu giấy.

Không chỉ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xã còn khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đến nay xã có 2 doanh nghiệp, 1 cửa hàng xăng dầu, 6 cơ sở chế biến chè, 5 cơ sở chế biến gỗ, 14 xưởng mộc và gò hàn, 33 hộ làm nghề xay sát và may mặc, 8 hộ làm dịch vụ ăn uống, 35 hộ kinh doanh vận tải…

Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,3%, xã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

11/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

03/12/2014
Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

03/12/2014
Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

11/07/2014
Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

03/12/2014