Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Trồng Rau Ngót

Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Trồng Rau Ngót
Ngày đăng: 14/08/2013

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại  hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Với đặc điểm dễ trồng, thích nghi tốt với vùng đất phèn, cây rau ngót đang là hướng đi mới được bà con nông dân trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh lựa chọn.

Gia đình khó khăn chỉ có hơn một công đất vườn, ban đầu ông Võ Văn Thê ở ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh canh tác một số loại hoa màu như: hành, hẹ, dưa leo. Tuy nhiên, nguồn lợi không cao và tốn kém nhiều công chăm sóc. Rồi tình cờ xem ti-vi ông thấy mô hình trồng rau ngót của một số địa phương khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từ đó, gia đình ông Thê quyết định chuyển sang trồng rau ngót. Ban đầu ông cũng gặp không ít khó khăn do vùng đất nhiễm phèn nặng nên rau ngót kém phát triển. Ông tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật trồng rau ngót qua sách, báo, đài, nhờ vậy mà từ vụ thứ 2 trở đi vườn rau ngót của ông lúc nào cũng xanh tốt và cho thu nhập khá ổn định.

Ông Võ Văn Thê cho biết: “Đặc điểm của giống rau ngót là dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch nhanh, khoảng 20-25 ngày là thu hoạch một lần, mỗi lần thu hoạch được khoảng từ 1-2 triệu đồng, cao hơn nhiều so với một số loại hoa màu khác”.

Thấy hiệu quả từ mô hình của ông Thê, nhiều hộ dân trong ấp cũng bắt đầu tận dụng những khoảng đất trống của gia đình để trồng rau ngót. Nhiều hộ còn trồng rau ngót làm hàng rào xanh, vừa tạo vẻ mỹ quan của ấp lại có thêm thu nhập hoặc cải thiện bữa ăn gia đình. Từ đó, diện tích trồng rau ngót ở ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh không ngừng tăng lên.

Do rau ngót ít bị sâu bệnh nên không phải phun thuốc trừ sâu. Đây chính là loại rau sạch được người tiêu dùng chọn lựa trong thời buổi an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo như hiện nay. Ngoài ra, rau ngót còn được biết đến như một loại dược phẩm quý.

Trong dân gian, rau ngót còn được dùng để bổ sung chất khoáng, có tác dụng thanh nhiệt, trị cảm nhiệt gây ho suyễn, trị táo bón, giảm cân, hỗ trợ điều trị đái tháo đường hoặc trị chảy máu cam, viêm phổi, bí tiểu và sót nhau thai.

Ông Nguyễn Minh Lắm, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: Thực hiện Nghị quyết 07 của Huyện uỷ U Minh về việc phát động cán bộ, nhân dân tận dụng đất sân, vườn, bờ bao, bờ liếp, bờ xáng trên lâm phần rừng tràm để trồng hoa màu và cây ăn trái, xã có chủ trương phát động nhân dân mở rộng mô hình trồng rau ngót để tận dụng một cách triệt để những phần đất trống của từng hộ gia đình trên phạm vi toàn xã.

Hiện nay, xã Khánh Thuận có khoảng 4 ha rau ngót được bà con trồng ở khắp các ấp, nhưng tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 9, ấp 11 và ấp 21. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư cơ giới hoá vào trồng rau ngót, điển hình như anh Lê Văn Dũng ở ấp 21, xã Khánh Thuận.

Sau nhiều năm trồng lúa không đạt hiệu quả, gia đình anh phải sống nhờ vào đất rẫy. Năm 2011, anh trồng rau ngót trên một công đất rẫy của mình. Đồng thời, mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tự động bằng motor điện.

Theo anh Dũng: “Đầu tư ban đầu có hơi tốn kém nhưng bù lại nhẹ công tưới tiêu. Do rau ngót trồng một lần có thể thu hoạch từ 2-3 năm mới phải trồng lại nên việc sử dụng hệ thống tưới tự động cũng rất thuận tiện”.

Anh Dũng chia sẻ thêm: Để rau ngót phát triển nhanh, lá dày và to, sau mỗi vụ thu hoạch nên dùng phân DAP để bón. Theo tính toán của anh Dũng, một công rau ngót, anh có thể thu về từ 20 -25 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình anh từng bước ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, đến thời điểm hiện tại, mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà màng giá rẻ đã được các sở, ban ngành quan tâm đầu tư nhân rộng như: Huyện An Phú (An Giang), tổng diện tích đạt được 18.200 m2, lợi nhuận từ 5 – 15 triệu đồng/1.000 m2 nhà mùng và từ 10 – 40 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới.

26/05/2015
Mô hình từ ruộng vườn đến trường quay tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường Mô hình từ ruộng vườn đến trường quay tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường

Nhằm cải tiến, xây dựng chương trình đồng hành và chia sẻ ngày càng thiết thực hơn trong việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới cho nông dân, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện môi trường, hướng tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015

26/05/2015
Vĩnh Long xuất hiện ốc lạ cạp khoai lang Vĩnh Long xuất hiện ốc lạ cạp khoai lang

Ông Ngô Văn Tua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (Bình Tân - Vĩnh Long), cho biết thời gian gần đây trên ruộng khoai của ông và hộ trồng lân cận xuất hiện loài ốc lạ “cạp” khoai lang ngoài đồng, làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng.

26/05/2015
Bạch Thông (Bắc Kạn) định hướng phát triển cánh đồng 3 vụ Bạch Thông (Bắc Kạn) định hướng phát triển cánh đồng 3 vụ

Năm 2015, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã thực hiện mô hình luân canh 3 vụ bằng việc gieo cấy giống lúa chất lượng cao, rút ngắn thời gian thu hoạch để tập trung sản xuất vụ thứ 3 trên đất 2 vụ lúa, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ…

26/05/2015
Giống lúa QJ1 cho hiệu quả kinh tế cao Giống lúa QJ1 cho hiệu quả kinh tế cao

Sáng 23/5, Công ty Giống cây trồng T.Ư phối hợp với HTX Nông nghiệp xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao Japonica (gọi tắt là QJ1) vụ xuân năm 2015.

26/05/2015