Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Đang Phải Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức

Phát Triển Kinh Tế Đang Phải Đối Mặt Với Nhiều Thách Thức
Ngày đăng: 12/06/2014

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Theo đánh giá của UBND tỉnh thì chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 5 đã giảm tới 11% so với tháng trước. Như vậy, đây là một trong nhiều tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh liên tục giảm.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn đã khiến cho không ít sản phẩm giảm mạnh như ván MDF giảm hơn 33%, đá xây dựng các loại giảm gần 8%, cà phê bột giảm 10%, cà phê nhân giảm gần 3%, hạt điều giảm 1,3%, gỗ cưa hoặc xẻ giảm hơn 46%...

Cùng với những khó khăn trong sản xuất công nghiệp, công tác giải ngân vốn đầu tư trong 5 tháng qua vẫn còn khá chậm. Toàn tỉnh hiện nay mới tiến hành được hơn 573 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số nguồn vốn như chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và giảm nghèo bền vững có kế hoạch triển khai muộn dẫn đến có sự sai lệch về số liệu khiến các chủ đầu tư không thực hiện được.

Đối với các nguồn vốn khác, các chủ đầu tư chưa thực sự quyết liệt đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ, nghiệm thu khối lượng thực hiện của công trình trong mùa khô để thanh toán kịp thời. Ngoài ra, một số dự án khởi công mới, hiện các chủ đầu tư mới hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu nên khối lượng giải ngân đạt thấp.

Đối với lĩnh vực thu ngân sách đến nay cũng đạt thấp, toàn tỉnh hiện thu được 565 tỷ đồng, đạt 40% dự toán tỉnh giao. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, việc phấn đấu tăng thu ngân sách từ nay cho đến cuối năm là nhiệm vụ hết sức cấp bách, vì nguồn thu đạt thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chi tiêu của toàn tỉnh.

Vì vậy, để công tác thu ngân sách thuận lợi, ngoài nỗ lực của ngành thuế, tài chính, các cấp, ngành, địa phương cần chú trọng bám sát địa bàn, giám sát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng, thất thoát thuế của Nhà nước.

Ở lĩnh vực thương mại, tình trạng gian lận, đầu cơ giá, vi phạm trong kinh doanh tăng cao. Chỉ tính riêng trong tháng 5, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý được 132 vụ việc liên quan.

Trong sản xuất nông nghiệp cũng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan. Các loại bệnh như nấm, rệp, ốc bươu vàng, rầy nâu, cúm gia cầm đã xuất hiện gây hại trên nhiều diện tích.

Được biết, trong tháng 5 vừa qua, ngành thú y phát hiện 5 con bò của 2 hộ gia đình bị bệnh lở mồm long móng và tiêm phòng vắc xin để ngăn chặn dịch bệnh. Tình hình thiên tai cũng diễn biến khá phức tạp trong những tháng qua gây thiệt hại lớn về cây trồng, nhà cửa, cũng như các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh.

Cũng theo đánh giá của UBND tỉnh thì việc chủ động triển khai các giải pháp phát triển để đảm bảo các chỉ tiêu phát triển đã được đề ra từ đầu năm có vai trò rất quan trọng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với các huyện để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 mới đây, đồng chí Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nhấn mạnh, các ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đổi mới cách nghĩ, cách làm để đảm bảo các chỉ tiêu phát triển trong 6 tháng đầu năm. Việc hoàn thành nhiệm vụ giao trong 6 tháng có vai trò rất quan trọng, tạo đà  cho công tác thực hiện 6 tháng cuối năm.

Theo đó, Sở Kế hoạch - Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với ngành tài chính và các chủ đầu tư tổ chức rà soát tiến độ thi công công trình của các dự án trên địa bàn, qua đó tham mưa, đề xuất UBND tỉnh cắt giảm, điều chỉnh vốn của các công trình nhằm đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từng ngành, địa phương phải làm rõ yếu tố vốn trong hỗ trợ đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân.

Công tác tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong quản lý thuế, triển khai các biện pháp chống thất thu thuế phải được chú trọng. Các ngành, địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng theo nghị quyết, kế hoạch đã đề ra.

Các ngành, địa phương cũng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, kiểm soát tình hình dịch bệnh để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Để Trái Mãng Cầu Xiêm Phát Triển Bền Vững, Có Hiệu Quả Ở Tiền Giang Để Trái Mãng Cầu Xiêm Phát Triển Bền Vững, Có Hiệu Quả Ở Tiền Giang

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

16/09/2012
Nuôi Cá Tầm Ở Tây Giang Người Dân Bắt Đầu Hưởng Lợi Nuôi Cá Tầm Ở Tây Giang Người Dân Bắt Đầu Hưởng Lợi

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

05/08/2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

05/08/2013
Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

23/04/2013
Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

05/08/2013