Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Hồ tiêu tuy chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt 7.000 USD/ha
Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.
Do giá trị hồ tiêu mang lại hiệu quả cao nên việc phát triển loại cây này không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững, sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu nhanh bị thoái hóa, sâu bệnh bùng phát. Sản xuất hồ tiêu chủ yếu quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển nên chi phí cao. Nhiều nơi triển khai kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập, cần chính sách hỗ trợ liên kết cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã được một số hộ nuôi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành này trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc ứng dụng KH-CN chưa thật sự sâu rộng.

Khoảng 3 năm trước đây, người nuôi tôm sú tại Thái Lan rất lo lắng cho tương lai sinh kế của mình.

Tại các xã đầu nguồn huyện An Phú (An Giang), giá cá linh giảm còn 6.000 - 14.000 đồng/kg. Theo các chủ đặt đáy, lũ lên chậm và thấp hơn mọi năm nên sản lượng cá linh giảm mạnh.

Ngày 17.9, UBND tỉnh Bình Định đã có vản bản đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Thành Ly tiến hành đầu tư Dự án nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Hải và Cát Thành, huyện Phù Cát.

Sau 5 tháng giá trị XK giảm liên tiếp, tháng 7/2015 giá trị XK cá tra sang thị trường Mexico tăng khả quan: 20,9% so với cùng kỳ năm trước.