Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Hồ tiêu tuy chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt 7.000 USD/ha
Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.
Do giá trị hồ tiêu mang lại hiệu quả cao nên việc phát triển loại cây này không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững, sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu nhanh bị thoái hóa, sâu bệnh bùng phát. Sản xuất hồ tiêu chủ yếu quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển nên chi phí cao. Nhiều nơi triển khai kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập, cần chính sách hỗ trợ liên kết cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô đồng là loại cá sống tự nhiên và phổ biến ở vùng ĐBSCL, thích ứng tốt môi trường nước xấu; cá sinh sản với số lượng lớn, chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng.

TS Lê Đức Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết, tới đây các chủ trang trại có thể được vay đến 10 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Theo dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN-PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn.

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.