Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Hồ tiêu tuy chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt 7.000 USD/ha
Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.
Do giá trị hồ tiêu mang lại hiệu quả cao nên việc phát triển loại cây này không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững, sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu nhanh bị thoái hóa, sâu bệnh bùng phát. Sản xuất hồ tiêu chủ yếu quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển nên chi phí cao. Nhiều nơi triển khai kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập, cần chính sách hỗ trợ liên kết cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.

Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện có hơn 100 ha vườn đồi, chủ yếu là cây ăn quả. Trong đó, bưởi Diễn là cây trồng chủ lực với diện tích 50 ha.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2013, tình hình nuôi tôm nước lợ đạt kết quả khả quan, đa số người nuôi tôm đều có lãi cao.