Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung
Ngày đăng: 20/04/2012

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.

Đặc biệt, dự án đã ngày càng mở rộng diện tích thâm canh giống lúa nếp quý hiếm có từ rất lâu đời và được coi là đặc sản tại địa phương.

Dự án đã thử nghiệm tại 4 xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Ngọc Lập trên 3 mô hình: mô hình thử nghiệm thời vụ, mô hình thử nghiệm bón phân, mô hình chọn lọc nhân giống.

Ở mỗi mô hình, dự án đã triển khai chăm sóc từ khâu gieo mạ, bón phân, khử lẫn, cấy một dảnh... theo từng giai đoạn, đồng thời áp dụng công thức thâm canh theo từng thời gian cụ thể ở từng mô hình.

Kết quả thử nghiệm ở cả 3 mô hình cho thấy, cây lúa phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, năng suất đạt cao, chất lượng sản phẩm của gạo cấy ở vụ chiêm xuân tương đương với chất lượng gạo cấy ở vụ mùa với năng suất bình quân đạt gần 38 tạ/ha, sản lượng trên 173 tấn...

Đặc biệt, dự án đã xác định được vùng diện tích phát triển giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung; xây dựng được mô hình sản xuất giống lúa nhằm cung cấp giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa với quy mô 5 ha; hoàn thiện biện pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng và phát triển vùng sản xuất thâm canh lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa với quy mô 200 ha.

Giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đây là giống lúa quý hiếm có từ lâu đời và được coi là đặc sản của Yên Lập.

Từ năm 1960 - 1970 giống lúa này đã bị người dân thay thế trồng lúa tẻ và một số giống lúa nếp khác. Do đó, diện tích thâm canh giống lúa này dần dần bị thu hẹp và có xu hướng bị mai một.

Năm 2005, huyện Yên Lập đã thực hiện phục hồi giống lúa này với quy mô 5 ha.

Năm 2006 - 2007, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Phục hồi nhân giống và mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” trên quy mô 7 ha và đề tài “Phát triển, mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” với quy mô 46 ha.”

Từ 2009 đến nay, giống lúa này đã được mở rộng với quy mô 200 ha.

Dự kiến đến năm 2012 sẽ có khoảng hơn 600 tấn lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành phẩm cung ứng cho thị trường trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Cá linh non 200.000 đồng/kg Cá linh non 200.000 đồng/kg

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

26/08/2015
Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

26/08/2015
Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

26/08/2015
Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

26/08/2015
Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

26/08/2015