Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung
Ngày đăng: 20/04/2012

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.

Đặc biệt, dự án đã ngày càng mở rộng diện tích thâm canh giống lúa nếp quý hiếm có từ rất lâu đời và được coi là đặc sản tại địa phương.

Dự án đã thử nghiệm tại 4 xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Ngọc Lập trên 3 mô hình: mô hình thử nghiệm thời vụ, mô hình thử nghiệm bón phân, mô hình chọn lọc nhân giống.

Ở mỗi mô hình, dự án đã triển khai chăm sóc từ khâu gieo mạ, bón phân, khử lẫn, cấy một dảnh... theo từng giai đoạn, đồng thời áp dụng công thức thâm canh theo từng thời gian cụ thể ở từng mô hình.

Kết quả thử nghiệm ở cả 3 mô hình cho thấy, cây lúa phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, năng suất đạt cao, chất lượng sản phẩm của gạo cấy ở vụ chiêm xuân tương đương với chất lượng gạo cấy ở vụ mùa với năng suất bình quân đạt gần 38 tạ/ha, sản lượng trên 173 tấn...

Đặc biệt, dự án đã xác định được vùng diện tích phát triển giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung; xây dựng được mô hình sản xuất giống lúa nhằm cung cấp giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa với quy mô 5 ha; hoàn thiện biện pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng và phát triển vùng sản xuất thâm canh lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa với quy mô 200 ha.

Giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đây là giống lúa quý hiếm có từ lâu đời và được coi là đặc sản của Yên Lập.

Từ năm 1960 - 1970 giống lúa này đã bị người dân thay thế trồng lúa tẻ và một số giống lúa nếp khác. Do đó, diện tích thâm canh giống lúa này dần dần bị thu hẹp và có xu hướng bị mai một.

Năm 2005, huyện Yên Lập đã thực hiện phục hồi giống lúa này với quy mô 5 ha.

Năm 2006 - 2007, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Phục hồi nhân giống và mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” trên quy mô 7 ha và đề tài “Phát triển, mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” với quy mô 46 ha.”

Từ 2009 đến nay, giống lúa này đã được mở rộng với quy mô 200 ha.

Dự kiến đến năm 2012 sẽ có khoảng hơn 600 tấn lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành phẩm cung ứng cho thị trường trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

24/06/2013
Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

02/12/2012
Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

06/08/2013
Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

14/03/2013
Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

06/12/2012