Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chăn nuôi và bài toán môi trường

Phát triển chăn nuôi và bài toán môi trường
Ngày đăng: 06/10/2015

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Ninh, hoạt động chăn nuôi của địa phương đang vướng rất nhiều trở ngại.

Hiện tại, trên địa bàn xã mới chỉ có 2 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, cơ bản được đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

Còn lại, chủ yếu là chăn nuôi quy mô gia trại, nông hộ xen lẫn khu dân cư. Vào những ngày nắng nóng, mùi phân thải bốc lên từ những khu chuồng rất khó chịu, ruồi muỗi sinh sôi nảy nở rất nhiều.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của địa phương ngày càng phát triển.

Theo báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6 tháng đầu năm 2015, tổng đàn trâu của địa phương là 171 con, tăng 6 con so với cùng kỳ. Tổng đàn bò 432 con, tăng 30 con so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn nái 439 con, tăng 84 con so với cùng kỳ.

Tổng đàn lợn thịt 5.000 con, tăng 331 con so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm là 57.000 con, tăng 3.100 con so với cùng kỳ.

Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, Tổ Khuyến nông cơ sở đã cử 45 lượt người đi dự các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào các giải pháp “phần mềm” để phát triển ngành chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường là chưa đủ. Hiện tại, hạ tầng chăn nuôi của địa phương còn rất yếu và thiếu.

Anh Nguyễn Văn Việt, cán bộ khuyến nông đồng thời là kỹ thuật viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp xã Phù Ninh chia sẻ, trước năm 2013, khu vực chăn nuôi của các hộ dân gần như chưa được xây dựng cơ bản.

Thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng để xây dựng hầm biogas và được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật.

Trong thời gian tới, huyện Phù Ninh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn để góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển; góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM.

Người dân thường tự đào hố để trữ phân, khi hố chứa chất thải đầy thì tràn chảy ra vườn, ao hồ, kênh mương rất mất vệ sinh. Đáng chú ý, rất nhiều hộ chỉ đào hố đất, chỉ số ít được xây gạch và trát xi măng.

Người dân cũng chưa nắm rõ kỹ thuật xử lý phân thải, không biết cách sử dụng chế phẩm sinh học hoặc độn các chất xơ khác như rơm rạ, lá cây để tạo phân hữu cơ. Họ chỉ vớt lên rồi để đấy.

Trước năm 2013, toàn xã Phù Ninh có hơn 1000 hộ chăn nuôi trong khu dân cư, nhưng chỉ có khoảng 10% hộ chăn nuôi lợn quy mô chăn nuôi từ 10 con lợn trở lên đầu tư xây dựng hầm biogas.

Từ khi thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, người dân được hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm biogas cỡ nhỏ nên đã có nhiều người hưởng ứng. Người chăn nuôi chủ yếu lựa chọn công trình khí sinh học bằng vật liệu composite với dung tích hầm chứa là 9 - 11 m3.

Những công trình khí sinh học này rất phù hợp với đặc điểm chăn nuôi của địa phương. Chỉ sau hơn 2 năm triển khai dự án, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas đã nâng lên 30%.

Theo dự tính của anh Việt, riêng địa bàn xã Phù Ninh phải cần ít nhất 300 hầm biogas nữa, mới đảm bảo xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Chi phí cho một hầm biogas 10 m3 vào khoảng 14 - 15 triệu đồng. Hầm biogas với thể tích 5 m3, mỗi ngày sẽ phân huỷ khoảng 20 kg chất thải chăn nuôi và tạo thành 0,9 m3 gas làm chất đốt, tiết kiệm được một lượng củi sử dụng trong nấu ăn, điện sinh hoạt gia đình khoảng 600 nghìn đồng/tháng.

Ngoài ra, bể biogas còn tận dụng phân bón có chất lượng cho cây trồng, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư trong SX nông nghiệp.

Theo ông Trần Hoàng Văn, Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Khuyến nông huyện Phù Ninh, hơn 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đã có 600 công trình khí sinh học (biogas) được xây, lắp ở huyện này. Hiện nay có hai loại hầm biogas phổ biến là xây hầm gạch và hầm bằng nhựa composite


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

16/05/2012
Dự Án Dự Án "Nhãn Lồng" Trên Giấy

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

03/05/2012
Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô

Chỉ vài năm trước, người dân xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn phải đạp xe khắp nơi kiếm sống, nhưng giờ không ít người đã thành ông chủ có cỡ ngồi ôtô đời mới nhờ ươm trồng và bán cây cảnh.

09/03/2012
Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

08/03/2011
"Triệu Phú" Chanh Giấy

Đó chính là anh Tô Thanh Dân, ở tổ 2, ấp Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chỉ với diện tích 1 ha chanh giấy chùm đã cho sản lượng từ 32 – 35 tấn/năm, với giá bán ngay tại các chợ địa phương bình quân 5.500đ/kg, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất

27/08/2011