Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại
Ngày đăng: 03/09/2015

Toàn huyện hiện có hơn 300 mô hình trang trại, gia trại, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Trong đó, 13 trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT,

Bao gồm: 2 trang trại nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước 12,2 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 3,1 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 1,55 tỷ đồng/trang trại; 7 trang trại chăn nuôi trên diện tích gần 9ha, tổng đàn lợn thịt hơn 5.800 con, đàn lợn nái 1.400 con, tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, giá trị sản xuất 50 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 7,14 tỷ đồng/trang trại; 4 trang trại sản xuất tổng hợp trên diện tích 8 ha với số vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng, giá trị sản phẩm hàng hóa 4,1 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 1,025 tỷ đồng/trang trại.

Tại các xã Cảnh Hưng, Tân Chi… phong trào phát triển kinh tế trang trại hết sức sôi động. Nhiều trang trại có doanh thu trên 1 tỷ đồng như: trang trại nuôi lợn thịt của ông Lê Đắc Vinh, Nguyễn Thanh Bình, trang trại nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Tiên (xã Cảnh Hưng); trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Tấu, trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Đăng Hiển (xã Tân Chi)…

Các trang trại, gia trại trong huyện luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản hàng hóa. Đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trang trại của gia đình ông Lê Đắc Vinh, ở thôn Thượng, xã Cảnh Hưng, được xây dựng khoa học, đạt chuẩn theo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ông Vinh cho biết, từ năm 2008, gia đình thuê hơn 3 ha đất, huy động vốn đầu tư đào ao, đắp bờ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. 4 dãy chuồng nuôi diện tích 6.000m2, thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con lợn thịt (vừa nuôi theo hình thức gia công cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi lợn Dabaco, vừa nuôi theo hình thức tự tiêu thụ sản phẩm).

Trung bình mỗi năm, gia đình ông Vinh xuất bán gần 1.000 tấn thịt lợn hơi, cho lợi nhuận 500-700 triệu đồng. Để bảo đảm an toàn dịch bệnh, ông luôn tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, thực hiện tốt các biện pháp tiêu độc, khử trùng. Xung quanh chuồng trại, trồng các loại cây ăn quả, kết hợp ao nuôi các loại cá truyền thống, góp phần điều hòa không khí và nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, gia đình ông còn nuôi thêm bò sữa và là cơ sở thu gom, tiêu thụ sữa bò cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong vùng.

Theo ông Nguyễn Đình Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần đưa chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của người nông dân, huyện tiếp tục khuyến khích nông dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, khép kín theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM ở địa phương.

Bên cạnh những thành công, sản xuất, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Tiên Du vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề về nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Để khắc phục, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay các nguồn vốn ưu đãi.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chuyển giao tiến bộ KHKT, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa.


Có thể bạn quan tâm

Sống Khỏe Nhờ Nghề Nuôi Cá Chình Sống Khỏe Nhờ Nghề Nuôi Cá Chình

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

26/06/2012
Cá Rô Phi Ở Đâu Cũng Nuôi Được Cá Rô Phi Ở Đâu Cũng Nuôi Được

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.

20/04/2012
Dừa Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Của Nhà Vườn Ở Bến Tre Dừa Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Của Nhà Vườn Ở Bến Tre

Đối với người làm vườn của tỉnh Bến Tre, trong vườn nhà mình ai cũng phải dành một phần đất để trồng dăm ba chục gốc dừa. Có lúc giá dừa cao ngất ngưỡng, có khi sụt giảm, đời sống người trồng dừa cũng chịu cảnh thăng trầm. Tuy nhiên, niềm tin với cây dừa của người quê dừa, lúc nào cũng thủy chung. Nhân Festival Dừa, tôi có dịp gặp hai người nông dân được cho là ông “Vua dừa” của địa phương, và hơn hết, họ luôn dành một “tình yêu” mãnh liệt cho cây dừa.

13/04/2012
Khoai Lang Vụ Xuân Hè Khoai Lang Vụ Xuân Hè

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa)

26/06/2012
Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song

Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu - Hòa Bình) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

20/04/2012