Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học

Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 19/07/2013

Ngày 18.7, tại Long Xuyên (An Giang), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông (Sở NNPTNT An Giang) tổ chức Diễn đàn “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”.

Hơn 300 nông dân cùng đông đảo các nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm từ gia cầm của 14 tỉnh thành phía Nam đã tham dự.

TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng An Giang là địa phương đã có nhiều tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học được xem là tiêu biểu và đi đầu ở vùng ĐBSCL. Diễn đàn lần này nhằm nhanh chóng tìm ra những giải pháp hiệu quả để hướng nông dân đến việc nuôi thủy cầm vừa kế thừa được kinh nghiệm truyền thống vừa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

TS Nguyễn Văn Bắc của Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyên nhà nông nên mạnh dạn chuyển từ nuôi vịt theo phương pháp truyền thống sang nuôi vịt an toàn sinh học. Cụ thể là chuyển nuôi chạy đồng sang nuôi vịt tại nhà vì những lợi ích và hiệu quả trước mắt là cho chính người nuôi. Theo TS Bắc, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang nuôi vịt tập trung an toàn sinh học.


Có thể bạn quan tâm

Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

14/01/2015
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

14/01/2015
Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội) Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội)

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

14/01/2015
Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

14/01/2015
Một Ngày Ở Một Ngày Ở "Xứ Sở Ngàn Dê"

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

14/01/2015