Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học

Ngày 18.7, tại Long Xuyên (An Giang), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông (Sở NNPTNT An Giang) tổ chức Diễn đàn “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”.
Hơn 300 nông dân cùng đông đảo các nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm từ gia cầm của 14 tỉnh thành phía Nam đã tham dự.
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng An Giang là địa phương đã có nhiều tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học được xem là tiêu biểu và đi đầu ở vùng ĐBSCL. Diễn đàn lần này nhằm nhanh chóng tìm ra những giải pháp hiệu quả để hướng nông dân đến việc nuôi thủy cầm vừa kế thừa được kinh nghiệm truyền thống vừa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
TS Nguyễn Văn Bắc của Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyên nhà nông nên mạnh dạn chuyển từ nuôi vịt theo phương pháp truyền thống sang nuôi vịt an toàn sinh học. Cụ thể là chuyển nuôi chạy đồng sang nuôi vịt tại nhà vì những lợi ích và hiệu quả trước mắt là cho chính người nuôi. Theo TS Bắc, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang nuôi vịt tập trung an toàn sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.