Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.
Dự án LIFSAP triển khai ở Đồng Nai từ năm 2010. Sau 3 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ được 52 nhóm GAHP (chăn nuôi an toàn), xây dựng nhiều khu thực phẩm tươi sống tại các chợ, hầm biogas, lò giết mổ, nhằm tạo ra chuỗi thịt sạch từ trang trại ra đến chợ.
Dự án này sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Hiện các địa phương đang gấp rút thực hiện hồ sơ để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các vùng chăn nuôi, giết mổ, buôn bán đạt các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh cho rằng, tổng đàn heo của tỉnh đến nay đã xấp xỉ 1,4 triệu con và khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Vì vậy, tỉnh rất cần nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, tạo thương hiệu thịt sạch Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xảy ra ở 17/18 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình (Bình Thuận) gây thiệt hại cho người trồng thanh long. Thực hiện Tháng hành động vệ sinh vườn thanh long, vừa qua Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thực hiện mô hình ủ cành, quả thanh long bị bệnh làm phân hữu cơ.

Tết Ất Mùi 2015, sẽ là năm thứ 02 mà một số nhà vườn ở xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đưa sản phẩm bưởi năm roi tạo hình ra ngoài thị trường. Những trái bưởi năm roi được tạo hình hồ lô có chữ tài-lộc, phúc-lộc-thọ hoặc hình thỏi vàng… có giá gần 01 triệu đồng/cặp (loại I) và đang được người tiêu dùng ở các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Cần Thơ… tìm đến.

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo tốt, chủ động nước tưới nên việc trồng dưa khá thuận lợi. Bình Tân cũng xuống giống được hơn 300ha, nhiều nhất tại xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Trung. Một số giống dưa được người dân chọn trồng nhiều vụ này như: Tiểu Hắc Long (hạt lép), Thành Long 522, Hồng Cúc (vỏ vàng)…

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.