Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.
Dự án LIFSAP triển khai ở Đồng Nai từ năm 2010. Sau 3 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ được 52 nhóm GAHP (chăn nuôi an toàn), xây dựng nhiều khu thực phẩm tươi sống tại các chợ, hầm biogas, lò giết mổ, nhằm tạo ra chuỗi thịt sạch từ trang trại ra đến chợ.
Dự án này sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Hiện các địa phương đang gấp rút thực hiện hồ sơ để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các vùng chăn nuôi, giết mổ, buôn bán đạt các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh cho rằng, tổng đàn heo của tỉnh đến nay đã xấp xỉ 1,4 triệu con và khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Vì vậy, tỉnh rất cần nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, tạo thương hiệu thịt sạch Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…

Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.

Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.