Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với huyện Phú Bình xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò, thời gian 03 tháng tại xã Tân Khánh và Tân Kim để định hướng cho người nông dân chăn nuôi có hiệu quả hơn.
Mô hình có qui mô 160 con bò với 70 hộ tham gia, được Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai từ tháng 6/2015. Chọn bò đưa vào vỗ béo và tẩy giun sán cho bò là khâu đặc biệt quan trọng, do đó Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách chăn nuôi thuý y xã tuyển chọn những con bò đạt tiêu chuẩn.
Trước khi vỗ béo bò, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Phú Bình hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện tẩy sán lá gan. Đây là bước khởi đầu trong công tác vỗ béo, giúp cho bò có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ lượng thức ăn tối đa. Bên cạnh đó, bò vỗ béo còn được tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, khẩu phần thức ăn trong quá trình vỗ béo bò theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Kết quả sau 2 tháng vỗ béo, bò tăng trọng lượng hơi bình quân trên 700 g/con/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, bình quân sau 3 tháng nuôi vỗ béo 1 con bò sẽ tăng trọng từ 65 - 70kg, với giá hiện nay tại địa phương sẽ cho thu nhập khoảng 3 - 3,5 triệu triệu đồng/con sau khi đã trừ chi phí thức ăn, thuốc…
Đánh giá về kết quả bước đầu thực hiện mô hình vỗ béo bò, ông Cam Văn Giáp, cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ đạo mô hình, cho biết: Việc tổ chức triển khai mô hình vỗ béo bò giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đó là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo, khẩu phần thức ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, nhưng thu được một lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; đồng thời từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tạo vùng chăn nuôi thâm canh cho người nông dân.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình vỗ béo bò trên địa bàn tỉnh để nông dân thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đây cũng là cơ sở để từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cho người nông dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc

Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.