Phát Triển Cây Ngô Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâu nay vẫn là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây việc sản xuất, tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh.
Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi một phần diện tích hay giảm bớt vụ trồng lúa kém hiệu quả tại ĐBSCL sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là cây ngô là rất cần thiết, phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Với mục tiêu trên, dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp” ở ĐBSCL đã được Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam - Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp thực hiện.
Việc triển khai dự án bước đầu đã cho thấy những kết quả khả thi khi toàn bộ 20 ha ruộng mô hình với các giống NK7328, NK66, NK67 tại xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An bước vào thời điểm thu hoạch với những trái ngô đặc hạt vàng óng hứa hẹn một vụ mùa “chắc như bắp”.
Mặc dù gặp một số điều kiện bất thuận như nắng hạn, không có mưa vào thời điểm xuống giống, cuối vụ mưa nhiều nhưng với sự chăm sóc đầy đủ của bà con, cây ngô vẫn phát triển rất tốt, lá xanh, bắp to, ít sâu bệnh, chứng minh khả năng sinh trưởng tốt, tiềm năng năng suất cao của các giống ngô này trên đồng đất địa phương.
Ông Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam khẳng định, đây là mô hình thành công. “Chúng tôi khuyến khích bà con chuyển đổi những vùng đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hiệu quả hơn, mà cụ thể là cây ngô để nâng cao lợi ích kinh tế”, ông Kha cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An cũng cho biết, ba loại cây trồng được xác định là chủ lực trong công cuộc chuyển đổi đất lúa của Long An là ngô, vừng và đậu tương, trong đó ngô được xác định là cây trồng quan trọng.
Có thể bạn quan tâm

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.