Phát Triển Cây Mắc Ca Cần Được Khảo Nghiệm Kỹ Càng

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.
Từ đó đến nay, diện tích cây mắc ca tăng nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 8/2013 đã có 8 huyện, thị xã phát triển cây mắc ca với tổng diện tích là 477,3 ha. Trong đó, 8 chương trình, dự án lựa chọn cây mắc ca để chuyển giao cho người dân với 322 ha và người dân trồng tự phát là hơn 155 ha.
Như vậy, việc nhân rộng mô hình mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh là rất khả quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vườn cây đã không mang lại kết quả như mong đợi như sinh trưởng kém, chậm ra hoa, đậu quả…. Cụ thể, huyện Tuy Đức có 3/4 mô hình, Đắk Mil có 1/8 mô hình, Đắk R’lấp có 2/11 mô hình đã ra hoa và cho quả bói, nhưng tỷ lệ đậu quả không cao.
Điển hình tại vườn cây của ông Phan Văn Dụ ở thôn 13, xã Đắk Lao (Đắk Mil) trồng từ năm 2010, có 90/100 cây có hoa nhưng chỉ đạt sản lượng khoảng 5 kg quả. Tương tự, năm 2011, gia đình ông Nguyễn Kiến Phương ở thôn 5, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cũng trồng 1 ha mắc ca; đến nay, ông Phương đã nhổ và chuyển toàn bộ số mắc ca đã trồng ra bờ rẫy để lấy đất trồng các loại cây khác…
Theo các chuyên gia thì những vùng đất trồng cây mắc ca phải đáp ứng đủ các tiêu chí như nhiệt độ trung bình năm từ 20-250C để giúp phân hóa chồi hoa; vùng đất không quá nhiều gió lớn vì mắc ca chịu gió bão kém... Vì vậy, các cơ quan chức năng cần khảo nghiệm kỹ càng; người dân cũng nên thận trọng, không nên phát triển ồ ạt theo kiểu “phong trào”.
Có thể bạn quan tâm

Các doanh nghiệp cho rằng việc Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ hầu như không có tác động đến tình hình xuất khẩu hiện tại.

Sau những lần trắng tay với cây điều, cuối cùng ông Vũ Văn Nghĩa, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) không những vươn lên thành tỷ phú mà còn giúp 100 lao động địa phương có công ăn việc làm, cũng nhờ cây điều.
Dù hiện tại không vào vụ thu hoạch rộ tôm nhưng giá tôm càng xanh tại Tam Nông thương lái thu mua giảm khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với năm trước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030.

Các huyện ven biển của tỉnh Quảng Trị đã đầu tư nuôi tôm từ nhiều năm nay, với diện tích nuôi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở 12 xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng và thành phố Đông Hà.