Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Mắc Ca Cần Được Khảo Nghiệm Kỹ Càng

Phát Triển Cây Mắc Ca Cần Được Khảo Nghiệm Kỹ Càng
Ngày đăng: 27/02/2014

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Từ đó đến nay, diện tích cây mắc ca tăng nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 8/2013 đã có 8 huyện, thị xã phát triển cây mắc ca với tổng diện tích là 477,3 ha. Trong đó, 8 chương trình, dự án lựa chọn cây mắc ca để chuyển giao cho người dân với 322 ha và người dân trồng tự phát là hơn 155 ha.

Như vậy, việc nhân rộng mô hình mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh là rất khả quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vườn cây đã không mang lại kết quả như mong đợi như sinh trưởng kém, chậm ra hoa, đậu quả…. Cụ thể, huyện Tuy Đức có 3/4 mô hình, Đắk Mil có 1/8  mô hình, Đắk R’lấp có 2/11 mô hình đã ra hoa và cho quả bói, nhưng tỷ lệ đậu quả không cao.

Điển hình tại vườn cây của ông Phan Văn Dụ ở thôn 13, xã Đắk Lao (Đắk Mil) trồng từ năm 2010, có 90/100 cây có hoa nhưng chỉ đạt sản lượng khoảng 5 kg quả. Tương tự, năm 2011, gia đình ông Nguyễn Kiến Phương ở thôn 5, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cũng trồng 1 ha mắc ca; đến nay, ông Phương đã nhổ và chuyển toàn bộ số mắc ca đã trồng ra bờ rẫy để lấy đất trồng các loại cây khác…

Theo các chuyên gia thì những vùng đất trồng cây mắc ca phải đáp ứng đủ các tiêu chí như nhiệt độ trung bình năm từ 20-250C để giúp phân hóa chồi hoa; vùng đất không quá nhiều gió lớn vì mắc ca chịu gió bão kém...  Vì vậy, các cơ quan chức năng cần khảo nghiệm kỹ càng; người dân cũng nên thận trọng, không nên phát triển ồ ạt theo kiểu “phong trào”.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Hợp Tác 4 Nhà Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Hợp Tác 4 Nhà

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

06/12/2014
Quang Húc (Phú Thọ) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Quang Húc (Phú Thọ) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

21/07/2014
Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.

06/12/2014
Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

21/07/2014
Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

06/12/2014