Phát Triển Cây Mắc Ca Cần Được Khảo Nghiệm Kỹ Càng

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.
Từ đó đến nay, diện tích cây mắc ca tăng nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 8/2013 đã có 8 huyện, thị xã phát triển cây mắc ca với tổng diện tích là 477,3 ha. Trong đó, 8 chương trình, dự án lựa chọn cây mắc ca để chuyển giao cho người dân với 322 ha và người dân trồng tự phát là hơn 155 ha.
Như vậy, việc nhân rộng mô hình mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh là rất khả quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vườn cây đã không mang lại kết quả như mong đợi như sinh trưởng kém, chậm ra hoa, đậu quả…. Cụ thể, huyện Tuy Đức có 3/4 mô hình, Đắk Mil có 1/8 mô hình, Đắk R’lấp có 2/11 mô hình đã ra hoa và cho quả bói, nhưng tỷ lệ đậu quả không cao.
Điển hình tại vườn cây của ông Phan Văn Dụ ở thôn 13, xã Đắk Lao (Đắk Mil) trồng từ năm 2010, có 90/100 cây có hoa nhưng chỉ đạt sản lượng khoảng 5 kg quả. Tương tự, năm 2011, gia đình ông Nguyễn Kiến Phương ở thôn 5, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cũng trồng 1 ha mắc ca; đến nay, ông Phương đã nhổ và chuyển toàn bộ số mắc ca đã trồng ra bờ rẫy để lấy đất trồng các loại cây khác…
Theo các chuyên gia thì những vùng đất trồng cây mắc ca phải đáp ứng đủ các tiêu chí như nhiệt độ trung bình năm từ 20-250C để giúp phân hóa chồi hoa; vùng đất không quá nhiều gió lớn vì mắc ca chịu gió bão kém... Vì vậy, các cơ quan chức năng cần khảo nghiệm kỹ càng; người dân cũng nên thận trọng, không nên phát triển ồ ạt theo kiểu “phong trào”.
Có thể bạn quan tâm

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…

Anh Trần Văn Đới, thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) hiện đang nuôi 250 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng, trung bình mỗi cặp đẻ 8 – 9 lứa/năm, với khoảng 200 cặp chim non/lứa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua chim giống của thị trường. Đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá vì bồ câu là giống sinh sản nhanh, ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế cao.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.

Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.