Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Mắc Ca

Phát Triển Cây Mắc Ca
Ngày đăng: 27/07/2011

Ngày 13/7/2001, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã đến thăm mô hình trồng khảo nghiệm cây mắc ca tại Trạm Kênh Ki Na, Ba Vì, Hà Nội của Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp Đá Chông.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng cây mắc ca vẫn mang tính tự phát; vì vậy để phát triển trồng cây mắc ca và tránh được rủi ro cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện những việc sau:

- Trong quý III năm 2011, các đơn vị liên quan tổng hợp các kết quả nghiên cứu, trồng khảo nghiệm tại các Viện, Trường, các Trung tâm và doanh nghiệp, ý kiến của các nhà khoa học trình Bộ xem xét đưa cây cây mắc ca là cây đa mục đích vào danh mục cây trồng nông, lâm nghiệp trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp và nông nghiệp. Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị trồng khảo nghiệm và ý kiến tư vấn của các nhà khoa học, Tổng Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm trình Bộ công nhận các giống tiến bộ kỹ thuật để khuyến cáo người dân sử dụng, chủ trì thực hiện quản lý Nhà nước về giống cây mắc ca. - Trong năm 2011, 2012 chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển cây mắc ca cho 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn trồng cây mắc ca; rà soát các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung cho phép trồng cây mắc ca trên đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng phân tán.
- Tiếp tục nghiên cứu và trồng khảo nghiệm các dòng mắc ca tại các vùng sinh thái khác nhau để chọn tạo được các dòng thích hợp


Có thể bạn quan tâm

Trồng Tiêu Theo Hướng Bền Vững Đem Lại Thu Nhập Cao Trồng Tiêu Theo Hướng Bền Vững Đem Lại Thu Nhập Cao

Nhờ biết cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững mà anh đã giữ được vườn tiêu xanh tốt trong nhiều năm nay. Việc trồng tiêu với nhiều bà con thì là một sự may rủi nhưng với anh thì hoàn toàn chủ động trước dịch bệnh lan tràn trên cây tiêu.

19/08/2013
Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.

23/03/2013
Nhân Giống Khoai Sọ Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Nhân Giống Khoai Sọ Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.

29/04/2013
Thực Nghiệm Thành Công Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa Ở An Giang Thực Nghiệm Thành Công Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa Ở An Giang

Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

26/03/2013
Tập Trung Phát Triển Vùng Chuyên Canh Thủy Sản Tập Trung Phát Triển Vùng Chuyên Canh Thủy Sản

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

17/07/2013